Khi triển khai ý tưởng kinh doanh, các doanh nhân khởi nghiệp thường tập trung vào thị trường và doanh số. Nhưng để doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp có những bước đi vững chắc, hạn chế rủi ro, sẵn sàng cho khả năng huy động vốn đầu tư thì hiểu biết luật pháp là điều cần thiết.
1. Hùn hạp triển
khai dự án
Có rất nhiều doanh nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, khởi nghiệp
với tinh thần và ý chí quyết tâm cháy bỏng, rồi lập tức "hùn hạp vốn kinh
doanh" với các cộng sự mà không thành lập DN. Chỉ cần các sáng lập viên
hùn tiền và công sức để triển khai dự án, khi nào có nhà đầu tư rót vốn thì mới
bắt đầu quan tâm đến việc hình thành pháp nhân.
Dưới góc độ pháp lý, các thỏa thuận của các sáng lập viên lúc này về bản
chất là thỏa thuận dân sự và thường sơ sài nên khi xảy ra các xung đột liên
quan đến việc góp vốn, sử dụng vốn, quyền sở hữu tài sản, phân chia lợi ích...
sẽ không có cơ sở để giải quyết.
Những người sáng lập nên rõ ràng ngay từ đầu về các điều khoản hợp tác,
phương pháp làm ăn với nhau, có như vậy mới có thể giải quyết khi công ty có sự
cố.
Các nhà đầu tư tự do thường đầu tư khi công ty ở giai đoạn bắt đầu phát
triển. Khi đó, họ không quan tâm đến việc thành lập DN như thế nào mà chỉ để ý
đến dự án có mô hình chuẩn, đội ngũ tốt và "luật chơi" rõ ràng hay
không. Nếu DN có đủ các yếu tố trên thì cơ hội tiếp cận các nhà đầu tư khá cao.
2. Các chấp thuận cần thiết
Các chủ DN trẻ thường sẽ đối mặt với rất nhiều mối bận tâm về kinh doanh,
vì thế, những việc về pháp lý và hành chính không được ưu tiên. Chỉ khi đối
tác, khách hàng có yêu cầu thì DN mới gấp rút thực hiện, dẫn đến đôi khi bị
vuột mất cơ hội làm ăn một cách đáng tiếc.
Trong kinh doanh, cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến ngành nghề, vốn,
đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện kinh doanh. Đối với một số lĩnh vực kinh
doanh, các giấy phép chuyên ngành (giấy phép con) là điều kiện bắt buộc.
3. Xung đột giữa các chủ sở hữu
Các tranh chấp liên quan đến xung đột cổ đông, chủ sở hữu ít khi diễn ra
tại thời điểm khởi nghiệp mà thường xuất hiện khi dự án đã ổn định, mang lại
doanh thu cao, nhưng các bên không kiểm soát các vướng mắc ngay từ đầu.
Để tránh tình trạng này, các thành viên sáng lập cần có những thỏa thuận cổ
đông hay thỏa thuận thành viên rõ ràng ngay khi thành lập DN và đưa vào điều lệ
công ty.
Trong một số trường hợp, các nội dung thỏa thuận không được cơ quan chức
năng chấp thuận tại bản Điều lệ, hoặc các thỏa thuận mang tính bảo mật, nhạy
cảm... thì các bên cần linh hoạt đưa vào các nghị quyết, quy định trong nội bộ
công ty, miễn là không trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội.
4. Lựa chọn sai mô hình công ty
Lựa chọn mô hình công ty là một trong những yếu tố cơ bản về xác lập quy
chế pháp lý đặc thù đi kèm từng mô hình. Trong đó, những vấn đề pháp lý quan
trọng cần lưu ý gồm: các chế độ trách nhiệm quản lý tài sản, vốn, cơ cấu bộ máy
tổ chức, phân chia lợi ích trong công ty.
Những người khởi nghiệp thường hay chọn mô hình công ty cổ phần vì họ cho
rằng dễ huy động vốn đầu tư khi có cơ hội. Nhưng thực tế, với các DN khởi
nghiệp, mô hình này có nhiều hạn chế so với công ty trách nhiệm hữu hạn.
Với hình thức cổ phần, sau 3 năm thành lập, các cổ đông sáng lập được quyền
chuyển nhượng cổ phần nhưng tại thời điểm đó, công ty chưa thật sự ổn định về
kinh doanh và tổ chức mà thay đổi "người đầu tàu" thì sẽ ảnh hưởng
đến DN. Còn với mô hình trách nhiệm hữu hạn, DN sẽ ổn định và có thể thay đổi
loại hình kinh doanh phù hợp khi công ty đã phát triển.
5. Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
Các ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ độc đáo và khác biệt sẽ tiếp cận thị
trường nhanh chóng và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, dịch
vụ đó cần bắt đầu ngay khi triển khai dự án hoặc ngay sau khi DN được thành
lập.
Tại Việt Nam, các vi phạm về sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái là vấn đề
làm các DN đau đầu. Việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ đảm bảo
cho DN độc quyền sử dụng tài sản của mình mà còn là cơ sở để thực hiện việc
khiếu nại, khiếu kiện khi cần thiết.
Các mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại, phát triển chuỗi hay thu
hút đầu tư càng phải quan tâm đến vấn đề này. Tùy vào từng loại hình sản phẩm,
dịch vụ, doanh nhân khởi nghiệp nên quan tâm đến việc bảo hộ bản quyền tác giả,
nhãn hiệu, bằng sáng chế, giải pháp hữu ích...
6. Tranh chấp hợp đồng, giao dịch
Khi ký kết hợp đồng, phần lớn các chủ DN trẻ thường chú ý đến các điều
khoản về thương mại (giá, thanh toán và hàng hóa) mà không quan tâm đến các điều
khoản pháp lý như các cam kết, quyền và nghĩa vụ của các bên, biện pháp chế
tài, phương án xử lý khi có vướng mắc phát sinh...
Vì thế, khi xảy ra tranh chấp, các DN khởi nghiệp thường bị thiệt hại. Cách
tốt nhất là nên nhờ chuyên gia soạn thảo các bản hợp đồng mẫu để sử dụng trong
đàm phán, ký kết với đối tác, hoặc trong trường hợp dùng hợp đồng đề xuất từ
đối tác cũng nên biết các điểm cần lưu ý.
7. Tuân thủ quy định về thuế, kế toán
Nghĩa vụ thuế được căn cứ trên ba nguyên tắc: chính xác, đầy đủ và đúng
thời hạn. Trong trường hợp kinh doanh không thành lập DN thì cần tuân thủ việc
nộp thuế thu nhập cá nhân, nếu đơn vị chi trả thu nhập khấu trừ tại nguồn thì
cần quyết toán thuế hằng năm.
Khi thành lập DN, cần chú ý kê khai thuế ban đầu, xem xét việc kê khai và
đóng các loại thuế tùy theo hoạt động kinh doanh của DN. Có ba loại thuế cơ bản
là: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập DN.
Ngoài ra, liên quan đến hoạt động sản xuất, sản phẩm đặc thù hoặc quy trình
kinh doanh của DN còn có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế
xuất - nhập khẩu... Việc chậm nộp, trễ hạn, kê khai sai hoặc kê khai thiếu luôn
là rắc rối dẫn đến thiệt hại cho DN nếu không biết cách xử lý hoặc xử lý muộn.
8. Huy động vốn đầu tư
Một trong những cách nhanh nhất để phát triển nguồn lực là tiếp nhận nguồn
vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân thông qua phương thức huy động.
Các nhà đầu tư tự do và các quỹ đầu tư thường quan tâm đến tiềm năng của dự
án, tính cam kết của đội ngũ và các yếu tố cấu thành sự thành công của dự án.
Tuy nhiên, vấn đề hồ sơ pháp lý và việc tuân thủ các quy định pháp luật cũng là
điều cần lưu tâm nếu muốn các giao dịch thành công.
Tóm lại, nếu các doanh nhân khởi nghiệp cứ cố gắng "chạy" theo
doanh số mà không am hiểu luật pháp, các quy định cơ bản và các rủi ro tiềm ẩn
trong giai đoạn ban đầu thì hậu quả phát sinh là hoàn toàn có cơ sở.
Các chủ DN nên phân bổ nguồn lực để tìm hiểu luật lệ và nắm bắt các thay
đổi của luật pháp trong kinh doanh. Họ cũng cần được luật sư có kinh nghiệm tư
vấn ngay giai đoạn bắt đầu triển khai ý tưởng kinh doanh.
Trừ trường hợp chọn hình thức
kinh doanh thời vụ và "tay ngang", còn với những ai khởi nghiệp để
làm giàu bền vững thì chú tâm đến quản trị rủi ro pháp lý và tuân thủ là vấn đề
bắt buộc.
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU GIÁ
Hoạt động Đấu thầu và Đấu giá là những hoạt động diễn ra thường xuyên tại các cơ quan, doanh nghiệp và cả các cá nhân liên quan trong đời sống xã hội. Tuy nhiên thời gian qua có nhiều phương tiện truyền thông và tổ chức, cá nhân có sự nhầm lẫn căn bản về hai khái niệm và hoạt động này.
|
HẠN CHẾ THỜI GIAN LÀM THÊM VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 và thay thế cho một loạt Nghị định như: Nghị định 195/CP ngày 31...
|
CÁC GIẢI PHÁP KHI NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ NGOẠI TỆ BIẾN ĐỘNG
Trong bối cảnh nhập khẩu hàng hoá, biến động tỷ giá là vấn đề thường xuyên xẩy ra và khó tránh khỏi. Phán đoán thị trường và đưa ra dự đoán là công việc vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp
|
THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp, Công ty là một tổ chức có nhiều chủ thể như chủ sở hữu Công ty, Người sử dụng lao động, Người lao động….Một Công ty cổ phần thì mọi vị trí đều có thể thuê thì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty….Như vậy ai sẽ là chủ thể ký kết Hợp đồng lao động với tất cả mọi người lao...
|
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ VÀ CON DẤU TRONG DOANH NGHIỆP
Trong doanh nghiệp, chữ ký và con dấu có giá trị như thế nào? Người đại diện pháp nhân ký không đóng dấu có được không? Hợp đồng có chữ ký của người không đại diện pháp nhân mà có đóng dấu thì giá trị thế nào là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn thắc mắc. Để giải đáp những vấn đề trên, chúng ta...
|
Đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu Công ty là yếu tố phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thương nhân cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc có các thông tin tương đồng nhau. Vì vậy xây dựng một thương hiệu tốt luốn gắn liền với việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tránh sự xâm phạm của những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh
|
Tranh chấp về đầu tư được giải quyết ở đâu?
Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư
|
Tư vấn về việc chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư
Công ty luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin được tư vấn về vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư như sau:
|
Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn về trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi
|
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (HILAP) cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh về các vấn đề:
|