Hiện nay có rất nhiều hình thức góp vốn vào doanh nghiệp khác nhau, ngoài vốn góp là tiền, doanh nghiệp cần các nguồn vốn khác là cơ sở vật chất hay quy trình kỹ thuật. Do đó, cá nhân, tổ chức khi thành lập doanh nghiệp đã góp vốn bằng nhiều hình thức khác nhau.
I. Căn
cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Dân sự 2015
- Thông tư 58/2020/TT-BCA ngày 16/6/2020 của Bộ Công an quy định
quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
II. Nội Dung
Theo khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm
góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được
thành lập.”
Pháp luật doanh nghiệp không quy định số vốn tối thiểu phải góp
vào công ty là bao nhiêu mà sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu của mỗi công ty. Tuy
nhiên, một số ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu phạt đạt đủ số vốn góp tối thiểu
(vốn pháp định) mới được phép hoạt động kinh doanh.
Quy định về
góp vốn bằng tài sản :
Việc chuyển quyền sở hữu tài sản và định giá tài sản góp vốn được
quy định tại Điều 35 và Điều 36
Luật Doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Chuyển quyền sở hữu tài sản
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ
đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo
quy định sau đây:
-
Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải
làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này Việc chuyển quyền sở hữu đối
với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
-
Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng
việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Nội dung Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở
chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ
chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng
ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị
tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công
ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của
người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;
-
Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự
do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối
với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
2.Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp
pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh
nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ
phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu
tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của
pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản
và hình thức khác không bằng tiền mặt.
Định giá tài sản góp vốn
-
Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải
được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định
giá.
-
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông
sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá
định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn
phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
- Tài
sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công
ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ
phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định
giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải
được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp
thuận.
Các loại hình
góp vốn vào Việt Nam hiện nay:
Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng,
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản
khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam”
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản bao gồm:
-
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
-
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là
tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Như vậy, vốn góp vào doanh nghiệp phải là tài sản theo quy định của Điều 105 Bộ Luật Dân sự Việt Nam. Trên thực tế, cá nhân, tổ chức thường góp vốn vào
doanh nghiệp dưới 03 hình thức:
-
Góp vốn bằng tiền mặt;
-
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu trí tuệ;
-
Góp vốn bằng công nghệ và bí quyết kỹ thuật.
1. Góp vốn bằng tiền mặt
Tiền mặt là tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát
hành (khoản 1 Điều 3 Nghị định 222/2013/NĐ/CP). Theo đó, cá nhân có thể góp vốn vào doanh nghiệp bằng
hình thức thanh toán tiền mặt hoặc thanh toán qua tài khoản ngân hàng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp không được thanh toán bằng tiền mặt trong
các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp
khác.
2. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất, quyền sở hữu trí tuệ
Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp theo Luật Đất đai mới có quyền góp vốn
đối với tài sản đó. Người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản
đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật.
Quyền sở hữu trí tuệ là những quyền của chủ sở hữu đối với các đối
tượng sở hữu trí tuệ bao gồm: Quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý...Điều kiện và thủ tục góp vốn quyền
sở hữu trí tuệ cũng giống như quyền sử dụng đất
3. Góp vốn bằng công nghệ và bí quyết kỹ thuật
Bí quyết kỹ thuật là là thông tin được tích lũy, khám phá trong
quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả
năng cạnh tranh của một sản phẩm hay thậm chí là cả một doanh nghiệp. Còn công
nghệ nói chung là những phát minh các công cụ để thay thế máy móc kỹ thuật nhằm
đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất, kinh doanh nói riêng.
Việc góp vốn bằng công nghệ và bí quyết kỹ thuật chính là chuyển
giao các quyền tài sản khác cho doanh nghiệp, có thể là quyền hưởng dụng, quyền
định đoạt các tài sản đó.
Như vậy, có
nhiều hình thức để góp vốn nhưng vốn phải là tài sản theo quy định của Bộ Luật
Dân sự hoặc tài sản khác được định giá bằng Đồng Việt Nam. Việc
góp vốn bằng “công sức” hay đóng góp bằng “trí tuệ” không được coi là một hình
thức góp vốn vì đây là những đối tượng không được coi là tài sản.
Ví dụ : Thủ
tục chuyển nhượng quyền sở hữu
xe để góp vốn vào doanh nghiệp :
Về việc chuyển nhượng chuyển nhượng xe ô tô từ cá nhân qua công ty
được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 58/2020/TT-BCA ngày 16/6/2020 của
Bộ Công an quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ.
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- 02 giấy
khai sang tên di chuyển xe (Theo mẫu quy định)
- Chứng từ
chuyển quyền sở hữu xe
- Giấy chứng
nhận đăng ký xe, biển số xe
- Chứng từ
lệ phí trước bạ (tại cơ quan thuế)
- Giấy tờ
của chủ xe.
Số bộ hồ sơ: 01 bộ
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn
bị hồ sơ đã nêu trên
Bước 2: Nộp
hồ sơ đề nghị đăng ký sang tên xe tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trụ sở
Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố thuộc Trung ương hoặc các điểm
đăng ký xe của Phòng.
Cán bộ đăng ký xe kiểm tra giấy tờ của chủ xe, giấy khai đăng ký
xe với giấy tờ chuyển quyền sở hữu, giấy tờ lệ phí trước bạ với dữ liệu đăng ký
xe ; trực tiếp đối chiếu nội dung trong Giấy khai đăng ký xe với thực tế của xe
về nhãn hiệu, loại xe, số máy, số khung, màu sơn, số chỗ ngồi, tải trọng và các
thông số kỹ thuật khác của xe.
Bước 3: Trường
hợp hồ sơ đăng ký xe đầy đủ theo quy định: Cho chủ xe bấm biển số theo quy định;
Thu lệ phí đăng ký xe; Trả biển số xe.
Thời gian thực hiện: Không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
Cơ quan thực hiện: Phòng Cảnh sát giao thông
Lệ phí: Thu theo Thông tư 229/2016/TT-BTC, ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ
Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp,
quản lý lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận đăng ký xe; Cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng
ký, biển số xe; Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe.
Trường hợp góp vốn làm thay đổi vốn điều lệ thì doanh nghiệp phải
Thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận góp vốn cho
thành viên hoặc cổ đông.
Hương Giang
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!