Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Hộ kinh doanh
là một hình thức kinh doanh rất phổ biến hiện nay , thường do một cá nhân hoặc
một nhóm người là cá nhân, là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi, có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ hoặc do một hộ gia đình làm chủ, hộ kinh doanh sẽ chỉ được
đăng kí kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 người lao động, và phải chịu
trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản.
Các trường hợp không cần đăng ký hộ kinh doanh
Hộ gia đình sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt,
buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập
thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề
đầu tư kinh doanh có điều kiện. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy
định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Căn cứ Nghị định
01/2021/NĐ-CP hộ kinh doanh được cấp GCN đăng ký hộ kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ
các điều kiện:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88
Nghị định này;
- Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Lưu ý:
Giấy chứng nhận
đăng ký hộ kinh doanh được cấp trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký hộ kinh
doanh do người thành lập hộ kinh doanh tự khai và tự chịu trách nhiệm.
Hộ kinh doanh
có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký
kinh doanh cấp huyện hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.
Hộ kinh doanh
có quyền yêu cầu Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp bản sao Giấy chứng nhận
đăng ký hộ kinh doanh và nộp phí theo quy định.
Trong đó:
- Hộ kinh doanh
được kinh doanh ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh. Hộ
kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể
từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các
điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh
doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh
doanh kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng
đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử
lý theo quy định của pháp luật.
- Tên của hộ kinh
doanh bao gồm 2 thành tố: Cụm từ “Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh.
Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức
và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh. Hộ kinh
doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ
kinh doanh. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh
doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
- Lệ phí đăng
ký hộ kinh doanh: 100.000 đồng/lần
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Hồ sơ đăng ký
hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị
đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ
pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ
kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao
biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường
hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn
bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh
doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Văn bản ủy quyền
cho người thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh và bản sao giấy tờ pháp lý của
người thực hiện thủ tục.
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Bước 1: Người
thực hiện thủ tục đăng ký nộp 1 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Bước 2: Khi
tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ
sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan
đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc
người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu
sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Nếu sau 03
ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy
chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi,
bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ
kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại,
tố cáo.
Vi phạm và mức xử phạt liên quan đến đăng ký hộ kinh doanh
Căn cứ Điều 62
Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư:
Điều 62. Vi phạm về đăng ký hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau:
a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều
hon một hộ kinh doanh;
b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ
kinh doanh;
c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải
đăng ký theo quy định;
d) Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh
doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ
ngày có thay đổi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh
doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
b) Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có
yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành
vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh
doanh trong trường hợp chưa đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d
khoản 1 Điều này.
Như vậy, khi đăng
ký hộ kinh doanh, cá nhân, thành viên hộ gia đình cần phải đáp ứng các điều kiện
về ngành nghề kinh doanh, tên hộ kinh doanh, nộp hồ sơ hợp lệ và lệ phí đăng ký
thành lập hộ kinh doanh.
Nếu có vi phạm
về đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh có thể phải chịu mức phạt tiền từ 5 triệu
đồng đến 20 triệu đồng, đồng thời phải đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo đúng
quy định của pháp luật.
Hiếu
Vũ
Hi vọng rằng qua bài viết bên trên, quý khách
hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công
ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề
pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc
bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng
Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối
đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn
cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật
sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật
sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ
pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch
vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ
pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật
sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân
trọng cảm ơn!