Tôi muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, cho tôi hỏi theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm như thế nào? Điều kiện chung để cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm? Cảm ơn!
Các hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
Căn cứ theo Điều
62 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, hình thức tổ chức doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm:
- Công ty cổ phần
- Công ty TNHH
Như vậy, nếu tổ
chức, cá nhân muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp bảo hiểm thì sẽ được đăng ký dưới
loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên
trở lên.
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
Điều 63 Luật Kinh
doanh bảo hiểm 2022 đã quy định rõ các nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm,
bao gồm:
“1. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
c) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
d) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo
hiểm.
2. Nội dung hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh
doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo
hiểm;
c) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái
bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân
thọ nước ngoài chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm quy định tại khoản
1 Điều 7 của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ nước ngoài kinh doanh các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức
khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử
vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm
cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.”
Như vậy, doanh
nghiệp sau khi đã đăng ký thành lập theo đúng quy định của pháp luật thì sẽ được
thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động trên.
Điều kiện chung để cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
bảo hiểm
Về điều kiện chung
để doanh nghiệp bảo hiểm được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, Điều 64 Luật
Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
- Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn thành lập:
+ Tổ chức, cá
nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của
Luật Doanh nghiệp;
+ Tổ chức có
tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; trường hợp tham gia góp từ 10% vốn
điều lệ trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần
nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện
về tài chính theo quy định của Chính phủ;
+ Doanh nghiệp
bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động
tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm
mới phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời
điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định
của Luật này.
Trong đó, theo
Luật Doanh nghiệp 2020, mọi tổ chức cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh
nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau:
· Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản
nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình;
· Cán bộ, công chức, viên chức
theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
· Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức
quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản
lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà
nước;
· Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại
diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
· Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
· Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp
hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện
bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của
Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ
quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp
Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
· Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động
trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
- Điều kiện về vốn:
a) Vốn điều lệ
được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu theo quy định của
Chính phủ;
Theo đó,
1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng
Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm hàng không hoặc bảo
hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm
vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.
2. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo
hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo
hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm
liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
3. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng
Việt Nam.
b) Cổ đông,
thành viên góp vốn thành lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu
tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.
- Điều kiện về nhân sự:
Có Chủ tịch Hội
đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,
người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán dự kiến đáp ứng điều kiện,
tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ.
- Có hình thức tổ chức hoạt động dưới
dạng công ty cổ phần, công ty TNHH và có dự
thảo điều lệ phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.
Như vậy, muốn
đăng ký thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, các cá nhân, tổ chức có quyền thành lập
phải đáp ứng các điều kiện nêu trên thì mới có cơ sở để được cấp giấy phép thành
lập và hoạt động.
Hiếu Vũ
Hi vọng rằng qua bài viết bên trên, quý khách
hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công
ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề
pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc
bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng
Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối
đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn
cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ
tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân
trọng cảm ơn!