Tổ chức, cá nhân sở hữu nguồn vốn nhàn rỗi có thể đầu tư kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Có nhiều hình thức đầu tư kinh doanh, tuy nhiên không phải hình thức nào cũng cho phép mọi cá nhân, tổ chức thực hiện đầu tư. Vậy giáo viên có quyền được góp vốn thành lập doanh nghiệp hay không?
Đối tượng bị cấm
góp vốn vào doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức,
cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ
trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài
sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị
mình;
- Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của
Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Giáo viên có quyền
được góp vốn thành lập doanh nghiệp?
Giáo viên có thể là viên chức, hoặc không phải là viên chức.
TH1: Giáo viên
là viên chức
Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm,
làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng
lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chỉ có giáo viên được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm
việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng và hưởng lương từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì
mới được coi là viên chức.
Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời
gian quy định, Điều 14 Luật Viên chức 2010 có quy định:
“1. Được hoạt
động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Được ký hợp
đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải
hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp
công lập.
3. Được góp vốn
nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức
nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.”
Với quy định trên, giáo viên là viên chức hoàn toàn có quyền được góp
vốn để thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên sẽ không được giữ chức vụ quản lý, điều
hành công ty, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Người giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp bao gồm chủ doanh nghiệp tư
nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng
thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng
quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác
theo quy định tại Điều lệ công ty.
TH2: Giáo viên
không phải viên chức
Giáo viên làm việc tại các đơn vị tư nhân thì không phải là viên chức.
Theo đó, chỉ cần không thuộc đối tượng bị Luật Doanh nghiệp cấm góp vốn thành lập
doanh nghiệp thì hoàn toàn có quyền đầu tư kinh doanh dưới hình thức góp vốn doanh
nghiệp.
Ngoài ra, nếu không phải viên chức và không thuộc các đối tượng bị
cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh
nghiệp 2020 dưới đây thì giáo viên cũng có quyền được thành lập và quản lý doanh
nghiệp.
“2. Tổ chức,
cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan
nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành
lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ,
công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp,
công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ
người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại
doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ
lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm
a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để
quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa
thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực
hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức
không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang
bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang
chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo
dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật
Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ
quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp
Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là
pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất
định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
Một số lưu ý
- Đối với tổ chức thuộc đối tượng bị pháp luật cấm góp vốn vào doanh
nghiệp mà cố tình thực hiện hành vi góp vốn thành lập doanh nghiệp thì sẽ bị phạt
tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi “Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.”
Quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
- Đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trên thì mức phạt tiền
bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức (tức từ 10 triệu đến 15 triệu đồng). Đồng thời
buộc doanh nghiệp phải thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp khi
có thành viên không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp mà vẫn cố ý thực
hiện hành vi.
Hi
vọng rằng qua bài viết bên trên, quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện
và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch
vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách
hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ
với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962893900 hoặc
Email:phonggiayphep.hilap@gmail.com
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh
Xuân).
Địa
chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ
tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động -
0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp -
0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình -
0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU GIÁ
Hoạt động Đấu thầu và Đấu giá là những hoạt động diễn ra thường xuyên tại các cơ quan, doanh nghiệp và cả các cá nhân liên quan trong đời sống xã hội. Tuy nhiên thời gian qua có nhiều phương tiện truyền thông và tổ chức, cá nhân có sự nhầm lẫn căn bản về hai khái niệm và hoạt động này.
|
HẠN CHẾ THỜI GIAN LÀM THÊM VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 và thay thế cho một loạt Nghị định như: Nghị định 195/CP ngày 31...
|
CÁC GIẢI PHÁP KHI NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ NGOẠI TỆ BIẾN ĐỘNG
Trong bối cảnh nhập khẩu hàng hoá, biến động tỷ giá là vấn đề thường xuyên xẩy ra và khó tránh khỏi. Phán đoán thị trường và đưa ra dự đoán là công việc vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp
|
THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp, Công ty là một tổ chức có nhiều chủ thể như chủ sở hữu Công ty, Người sử dụng lao động, Người lao động….Một Công ty cổ phần thì mọi vị trí đều có thể thuê thì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty….Như vậy ai sẽ là chủ thể ký kết Hợp đồng lao động với tất cả mọi người lao...
|
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ VÀ CON DẤU TRONG DOANH NGHIỆP
Trong doanh nghiệp, chữ ký và con dấu có giá trị như thế nào? Người đại diện pháp nhân ký không đóng dấu có được không? Hợp đồng có chữ ký của người không đại diện pháp nhân mà có đóng dấu thì giá trị thế nào là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn thắc mắc. Để giải đáp những vấn đề trên, chúng ta...
|
Đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu Công ty là yếu tố phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thương nhân cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc có các thông tin tương đồng nhau. Vì vậy xây dựng một thương hiệu tốt luốn gắn liền với việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tránh sự xâm phạm của những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh
|
Tranh chấp về đầu tư được giải quyết ở đâu?
Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư
|
Tư vấn về việc chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư
Công ty luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin được tư vấn về vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư như sau:
|
Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn về trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi
|
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (HILAP) cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh về các vấn đề:
|