Đấu thầu là lĩnh vực quan trọng liên quan đến quy trình tìm kiếm, lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ phù hợp cho một dự án cụ thể. Trên thực tế, cũng vì tính chất của đấu thầu mà có rất nhiều vi phạm xảy ra. Trong bài viết này, hãy cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu pháp luật quy định như thế nào về mức xử phạt đối với những vi phạm này nhé!

I.
Căn cứ pháp lý:
-
Luật đấu thầu 2013
-
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017
-
Nghị định số 50/2016/NĐ -CP
II.
Nội dung:
Pháp
luật về đấu thầu có những quy định cụ thể các hành vi vi phạm trong lĩnh vực
đấu thầu. Theo đó, Điều 89 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định các hành vi bị cấm
trong đấu thầu bao gồm: Đưa, nhận, môi giới hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu; Thông thầu; Gian lận; Cản trở
việc lựa chọn nhà thầu; Không đảm bảo công bằng, minh bạch trong quá trình lựa
chọn nhà thầu; Tiết lộ thông tin mang tính chất cần đảm bảo bí mật trước khi
được công khai; Các hành vi chuyển nhượng thầu; Cố ý tổ chức lựa chọn nhà thầu
khi nguồn vốn gói thầu chưa xác định được.
Đồng
thời, tại Khoản 1 Điều 90 Luật đấu thầu 2013 quy định, tùy theo tính chất, hành
vi, hậu quả gây ra và mức độ nghiêm trọng mà cá nhân, tổ chức có hành vi vi
phạm pháp luật đấu thầu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (theo Điều 222 BLHS
2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017), chịu trách nhiệm dân sự (trách nhiệm bồi
thường) hoặc bị xử lý vi phạm hành chính (cảnh cáo, cấm tham gia hoạt động đấu
thầu qua mạng theo những khoảng thời gian nhất định theo quyết định của chủ đầu
tư, bên mời thầu hoặc phạt tiền). Các biện pháp xử lý vi phạm theo quy định dựa
trên nguyên tắc công khai kịp thời khắc phục hậu quả.
1.
Xử lý vi phạm hành chính
Điều
22 Nghị định số 50/2016/NĐ - CP ngày 01/6/2016 quy định về vi phạm quy định về
đăng tải thông tin trong đấu thầu quy định mức phạt thấp nhất là 500.000 đồng
đối với hành vi đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà
thầu, nhà đầu tư muộn hơn so với quy định nhưng trước thời điểm thông báo mời
thầu, gửi thư mời thầu gói thầu, dự án thực hiện đầu tiên của kế hoạch lựa chọn
nhà thầu, nhà đầu tư. Tức là quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà
thầu phải được đăng tải trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được phê
duyệt nhưng quá thời hạn quy định mới đăng tải thông tin được coi là hành vi vi
phạm và bị xử phạt hành chính.
Mức
xử phạt vi phạm hành chính tối đa là 40.000.000 đồng áp dụng đối với hành vi
đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đúng với tiêu chuẩn đánh giá được
phê duyệt trong hồ sơ mời thầu dẫn đến thay đổi kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà
đầu tư hoặc hành vi cho phép nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu nhưng việc làm rõ
dẫn đến thay đổi bản chất của hồ sơ dự thầu được nộp trước thời điểm đóng thầu.
Đây được coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhưng chưa đủ để cấu thành tội
phạm nên sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt lớn. Ngoài các biện pháp xử lý
hành chính là phạt tiền, pháp luật Việt Nam còn quy định xử lý cảnh cáo, kỷ
luật, cấm tham gia hoạt động đấu thầu.
2.
Xử lý dân sự
Trường
hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt
hại theo quy định của pháp luật. Đây là trách nhiệm dân sự của các chủ thể
trong quan hệ đấu thầu khi có thiệt hại xảy ra.
3. Xử lý hình sự
Trường
hợp có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu mà có cấu thành tội phạm thì sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 222 BLHS về tội vi phạm đấu
thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, mức độ gây hậu quả
của hành vi vi phạm sẽ tương ứng với các điều khoản khác nhau được quy định chi
tiết, rõ ràng, cụ thể. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ra hoặc đe
dọa gây ra những thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Những thiệt hại đó có thể là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về thể chất,
thiệt hại về tinh thần…Tuy nhiên, đây chỉ là sự khái quát hóa còn thực tế hậu
quả của tội phạm có những biểu hiện vô cùng đa dạng, không vụ án nào giống vụ
án nào. Do đó, việc dùng thuật ngữ mang tính định tính, định lượng như “hậu quả
nghiêm trọng” tại điều 222 BLHS là rất cần thiết để khẳng định tội đã đạt đến
mức nghiêm trọng phải bị xử lý hình sự.

Bài
viết trên là kiến thức chúng tôi muốn cung cấp cho bạn về việc xử lý vi phạm
trong lĩnh vực đấu thầu. Nếu còn bất kỳ vướng mắc gì liên quan đến vấn đề
này vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc
E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng,
Thanh Xuân).
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng
tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0976.933.335
Hồng Dinh