I. Căn cứ nội dung
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Luật phá sản 2014;
- Luật quản lý thuế 2019;
- Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC
II. Nội dung
1.Phá sản được hiểu là gì?
Căn cứ khoản 2, Điều 4 Luật phá sản 2014, quy định về phá sản như sau:
“Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Toà án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”
Như vậy, doanh nghiệp chỉ phá sản khi doanh nghiệp đó bị mất khả năng thanh khoản và bị Toà án ra quyết định tuyên bố phá sản.
2. Doanh nghiệp thua lỗ dẫn đến phá sản có phải nộp thuế không?
Căn cứ Điều 67 Luật quản lý thuế 2019 quy định về nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp phá sản, cụ thể:
- Chủ doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên, cổ đông góp vốn, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh;
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động kinh doanh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì phần tiền thuế nợ còn lại do chủ hộ, cá nhân chịu trách nhiệm nộp;
- Người nộp thuế có chi nhánh, đơn vị phụ thuộc chấm dứt hoạt động mà vẫn còn nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước thì có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc.
Như vậy, trong thời gian hoạt động, doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, dẫn đến thua lỗ và phải làm thủ tục phá sản thì các đối tượng theo quy định của pháp luật sẽ phải hoàn thành các nghĩa vụ về thuế.
3. Thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp bị tuyên phá sản được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 54 Luật phá sản 2014 quy định về thứ tự phân chia tài sản khi có quyết định tuyên bố phá sản của thẩm phán, cụ thể:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo HĐLĐ và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;
- Nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ, khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Như vậy, khi doanh nghiệp bị thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp cần hoàn thiện đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.
4. Ngoài đóng thuế, doanh nghiệp phá sản còn phải thực hiện thêm những gì?
Căn cứ khoản 5, Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020 các khoản nợ của doanh nghiệp khi phá sản thì được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau:
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế;
- Các khoản nợ khác;
Như vậy, doanh nghiệp khi mở thủ tục phá sản thì phải thực hiện hoàn tất nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp sau khi thanh lý tài sản doanh nghiệp, bên cạnh đó, còn phải trả lương, bảo hiểm và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật.
QA.
Hy vọng rằng qua bài viết bên trên, Quý khách hàng đã có cái nhìn toàn diện và giải quyết được những vướng mắc của bạn. Công ty Luật Hồng Thái cung cấp dịch vụ pháp lý để cùng đồng hành với những vấn đề pháp lý của Quý khách hàng. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc Email: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng)
Địa chỉ chi nhánh: VP6 - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0988.587.987
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp – 0962.893.900
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!