1. Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2014.
- Nghị Định 108/2006/NĐ-CP.
2. Nội dung
- Việc thành lập DN của nhà đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật đầu tư 2014. Theo Luật đầu tư 2014, có 4 hình thức đầu tư kinh doanh là: thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
Theo Điều 22 của Luật Đầu tư 2014 quy định về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, theo đó trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư...Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập này. Bên cạnh đó, khoản 16 điều 3 của Luật đầu tư 2014 đã giải thích: " Tổ chức kinh tế" gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Như vậy tổ chức kinh tế trong trường hợp này bao gồm cả DNTN – là một loại hình DN. Tuy nhiên, khái niệm " tổ chức kinh tế " nêu trên chỉ là khái niệm chung về một hình thức đầu tư, tại khoản 17 điều 3 của Luật đầu tư 2014 còn đưa ra khái niệm cụ thể hơn là khái niệm " Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài" là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Với cách diễn đạt này thì " Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài" sẽ không bao gồm DNTN mà chỉ là các loại công ty, HTX...
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 thì mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014. Cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được coi là nhà đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư 2014. Tại Điều 5 Luật này cũng quy định về việc đầu tư như sau:
“Điều 5. Chính sách về đầu tư kinh doanh
1. Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm.
2. Nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
3. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư.
4. Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế.
5. Nhà nước tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư kinh doanh mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Như vậy, người nước ngoài hoàn toàn có thể thực hiện đầu tư, thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của luật doanh nghiệp và luật đầu tư.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)