Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật quốc gia ghi nhận tại các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất như Hiến Pháp hoặc các văn bản luật chuyên ngành. Do đó, quyền thành lập doanh nghiệp là một trong những nội dung của quyền tự do kinh doanh được nhà nước bảo hộ.
Theo Khoản 1
Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 khẳng định:
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt
Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Về mặt nguyên tắc, mọi cá nhân có
năng lực hành vi dân sự và tổ chức có tư cách pháp nhân theo Bộ Luật Dân sự
2015 không phân biệt quốc tịch, nguồn gốc, cũng như vốn góp đều có quyền thành
lập và quản lý doanh nghiệp trừ một số đối tượng đặc biệt. Có thể thấy rằng quy
định trên về chủ thể thành lập doanh nghiệp là sự thể hiện một bước tiến trong
việc ghi nhận quyền của nhà đầu tư từ chỗ “chỉ được làm những gì Nhà nước cho
phép” sang “được làm những gì Nhà nước không cấm”. Điều này góp phần tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nhận thức được khả năng của mình, tự hoàn thiện
các điều kiện kinh doanh để lựa chọn cho mình một phương án kinh doanh phù hợp.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: internet)
Việc loại trừ các đối tượng thành
lập, quản lý, góp vốn vào doanh nghiệp cũng được loại trừ, cụ thể:
Trường hợp 1: Tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam (Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014) gồm ba nhóm đối
tượng sau:
Thứ nhất, nhóm các đối tượng đã
và đang tham gia vào hoạt động quản lý bộ máy nhà nước. Khoản 2 Điều 18 Luật
doanh nghiệp 2014 quy định các đối tượng sau không có quyền thành lập, quản lý
doanh nghiệp:
“a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước
để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,
công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức
quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam,
trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ
những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà
nước tại doanh nghiệp khác;"
Nhận thấy, tính chất quyền lực của
các cơ quan quản lý bộ máy nhà nước được thể hiện rõ rệt, tạo ra quyền lực lớn
đủ khả năng làm biến đổi trật tự trong xã hội. Trường hợp các chủ thể nêu trên
tham gia thành lập, quản lý doanh nghiệp sẽ đương nhiên tạo ra hiện tượng quyền
lực chính trị thao túng nền kinh tế, mất đi sự bình đẳng cũng như tự do trong
kinh doanh. Điều này cũng nhằm mục đích đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh,
tránh tình trạng quyền lực làm lấn áp, chi phối các hoạt động kinh doanh trên
thị trường.
Thứ hai, nhóm các đối tượng chưa
đủ điều kiện chịu trách nhiệm pháp lý độc lập. Điểm đ Khoản 2 Điều 18 Luật
doanh nghiệp quy định về cá nhân, tổ chức không có quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp:
“đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc
bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;”
Nếu năng lực pháp luật dân sự là
tiền đề, là khả năng có các quyền do pháp luật dân sự quy định, thì năng lực
hành vi dân sự là khả năng hành động của chính chủ thể tạo ra các quyền, thực
hiện quyền và các nghĩa vụ, và năng lực tự chịu trách nhiệm hành vi dân sự khi
vi phạm nghĩa vụ dân sự. Những đối tượng chưa đủ năng lực hành vi dân sự hay bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự thì khả năng thực hiện các nghĩa vụ dân sự của
họ sẽ bị hạn chế. Do đó, pháp luật về doanh nghiệp nghiêm cấm các đối tượng
trên thành lập, quản lý doanh nghiệp là hợp lý và khả thi.
Thứ ba, các chủ thể đang gánh chịu
những hậu quả pháp lý bất lợi. Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định
về đối tượng không có quyền thành lập quản lý doanh nghiệp:
“e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù,
quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt
buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc
nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp
khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.”
Các thành viên
sáng lập là người có quyền và lợi ích trực tiếp đối với doanh nghiệp, họ phải chịu
trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, người
đang chấp hành án phạt tù, người đang bị hạn chế một số quyền công dân đương
nhiên không thể đại diện cho doanh nghiệp để tham gia vào các quan hệ kinh
doanh cũng như không có điều kiện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh.
Đồng thời cũng nhằm mục đích ngăn chặn những tác động xấu mà người này có thể
gây ra cho chính doanh nghiệp lẫn các đối tác, môi trường kinh doanh khi họ
thành lập và thực hiện vai trò quản lý doanh nghiệp của mình.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: internet)
Trường hợp 2: Tổ chức, cá nhân không có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua
phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
Khoản 3 Điều 18 Luật Doanh nghiệp
2014 quy định:
“3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định
của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước
góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật về cán bộ, công chức.”
Các đối tượng có quyền góp vốn
vào doanh nghiệp rộng hơn các đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp. Cũng
giống như cách giải thích trên, các cơ quan quyền lực nhà nước, đơn vị lực lượng
vũ trang, cán bộ, công chức đã có địa vị chính trị nhất định, không thể lấy kiến
trúc thượng tầng để quyết định cơ sở hạ tầng. Khi đó sẽ mất đi cấu trúc xã hội
cũng như sự vận động khách quan của nền kinh tế.
Nhìn chung các
quy định về chủ thể thành lập doanh nghiệp một mặt nhằm bảo đảm quyền tự do
kinh doanh của công dân, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu của quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ sự nghiêm ngặt và hợp lý, khả thi của quy định
điều kiện đối với các chủ thể không được phép thành lập, quản lý, góp vốn vào
doanh nghiệp trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp hiện nay.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ vớicác Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân.
Nhiều thay đổi về thủ tục đăng ký doanh nghiệp từ 10/10/2018 Ngày 23/08/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2015/NĐ-CP về... |
Điều kiên, thủ tục để mở tiệm phun xăm thẩm mỹ? Hiện nay, với nhu cầu làm đẹp thẩm mỹ tăng cao, cùng với đó là các tiệm spa, tiệm thẩm mỹ mọc lên... |
Thành lập chi nhánh công ty cần làm những gì? Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có quyền mở chi nhánh. Lợi ích của việc thành lập chi nhánh công ty đó... |
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU GIÁ
Hoạt động Đấu thầu và Đấu giá là những hoạt động diễn ra thường xuyên tại các cơ quan, doanh nghiệp và cả các cá nhân liên quan trong đời sống xã hội. Tuy nhiên thời gian qua có nhiều phương tiện truyền thông và tổ chức, cá nhân có sự nhầm lẫn căn bản về hai khái niệm và hoạt động này.
|
HẠN CHẾ THỜI GIAN LÀM THÊM VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2013 và thay thế cho một loạt Nghị định như: Nghị định 195/CP ngày 31...
|
CÁC GIẢI PHÁP KHI NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ NGOẠI TỆ BIẾN ĐỘNG
Trong bối cảnh nhập khẩu hàng hoá, biến động tỷ giá là vấn đề thường xuyên xẩy ra và khó tránh khỏi. Phán đoán thị trường và đưa ra dự đoán là công việc vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp
|
THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Doanh nghiệp, Công ty là một tổ chức có nhiều chủ thể như chủ sở hữu Công ty, Người sử dụng lao động, Người lao động….Một Công ty cổ phần thì mọi vị trí đều có thể thuê thì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty….Như vậy ai sẽ là chủ thể ký kết Hợp đồng lao động với tất cả mọi người lao...
|
VỊ TRÍ PHÁP LÝ CỦA CHỮ KÝ VÀ CON DẤU TRONG DOANH NGHIỆP
Trong doanh nghiệp, chữ ký và con dấu có giá trị như thế nào? Người đại diện pháp nhân ký không đóng dấu có được không? Hợp đồng có chữ ký của người không đại diện pháp nhân mà có đóng dấu thì giá trị thế nào là những câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn thắc mắc. Để giải đáp những vấn đề trên, chúng ta...
|
Đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu Công ty là yếu tố phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thương nhân cùng lĩnh vực kinh doanh hoặc có các thông tin tương đồng nhau. Vì vậy xây dựng một thương hiệu tốt luốn gắn liền với việc bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tránh sự xâm phạm của những đối thủ cạnh tranh không lành mạnh
|
Tranh chấp về đầu tư được giải quyết ở đâu?
Công ty luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp tư vấn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đầu tư
|
Tư vấn về việc chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư
Công ty luật quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp xin được tư vấn về vấn đề chuyển tiền ra nước ngoài của các nhà đầu tư như sau:
|
Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn về trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi
|
Thay đổi đăng ký kinh doanh
Công ty Luật TNHH Quốc Tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (HILAP) cung cấp dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh về các vấn đề:
|