Pháp luật quy định như thế nào khi khám nghĩa vụ quân sự, khám cụ thể những gì?
Theo quy định của Luật
Nghĩa vụ quân sự 2015, thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự từ 1/11 đến hết
ngày 31/12 hàng năm.
Theo quy định tại
Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, việc khám nghĩa vụ quân sự được thực
hiện 02 vòng: Vòng sơ tuyển và Vòng khám chi tiết.
Vòng 1: Khám sơ tuyển tại Trạm y
tế xã
Tại vòng này, công
dân đến khám để phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật,
dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Trong đó, những bệnh
được miễn nghĩa vụ quân sự gồm: Tâm thần; Động kinh; Bệnh Parkinson; Mù một mắt;
Điếc; Di chứng do lao xương, khớp; Di chứng do phong; Các bệnh u ác và bệnh máu
ác tính; Người nhiễm HIV; Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.
Luật sư tư vấn, đại diện ngoài tố tụng - 0982033335
Vòng 2: Khám sức khỏe chi tiết tại
Trung tâm y tế huyện
Tại vòng này, công
dân được khám chi tiết về thể lực; mạch, huyết áp; thị lực; thính lực, tai, mũi,
họng; răng – hàm – mặt; nội và tâm thần kinh; ngoại khoa, da liễu, xét nghiệm…
Cụ thể như sau:
- Khám thể lực: Cởi bỏ mũi nón,
giày dép, quần áo
Khi khám thể lực,
công dân phải đi chân đất và để đầu trần; nếu là nam giới phải cởi bỏ hết quần
áo dài, chỉ mặc một quần đùi; nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng.
Công dân được đo chiều
cao, cân nặng, vòng ngực và tính toán chỉ số BMI (mối tương quan giữa chiều cao
và cân nặng).
- Khám mắt: Che một mắt và đọc bảng
chữ
Công dân phải che mắt
01 bên bằng bìa cứng, đọc chữ trên bảng trong khoảng dưới 10 giây. Cự ly giữa bảng
tới chỗ đứng của người đọc là 5m.
- Khám răng: Kiểm tra răng sâu, mất
răng và các bệnh răng miệng
Công dân được kiểm
tra về tình trạng răng sâu, mất răng. Trong đó, có kiểm tra về tình trạng răng
giả. Ngoài ra, còn kiểm tra về các bệnh răng miệng như viêm tủy, tủy hoại tử,
viêm quanh cuống răng…
- Khám tai - mũi - họng: Đo sức nghe khi nói thầm, nói bình thường
Ngoài ra, công dân
còn được kiểm tra về tình trạng viêm họng mãn tính, chóng mặt mê nhĩ…
- Khám tâm thần và thần kinh: Kiểm
tra tình trạng mồ hôi tay, chân
Ngoài kiểm tra tình
trạng mồ hôi tay, chân, công dân còn được kiểm tra các bệnh teo cơ, nhược cơ, tật
máy cơ (có biểu hiện nháy mắt, nháy mồm, nháy mép)
- Khám nội khoa: Kiểm tra huyết
áp, mạch, phế quản, tim
Khi khám huyết áp,
công dân được đo bằng máy đo huyết áp; khi khám mạch, công dân được khám bằng
phương pháp bắt mạch quay hoặc chạy tại chỗ với tốc độ 10 – 12 bước trong 5
giây, chạy trong 5 phút...
- Khám da liễu: Khám dựa trên biểu
hiện trên da
Dựa vào biểu hiện
trên da để khám, nhằm phát hiện nấm da, Lupus ban đỏ, bệnh vảy nến, giang mai…
- Khám ngoại khoa: Khám trĩ từng
người một
Một trong những bước
khám ngoại khoa là khám trĩ; tiến hành khám trên từng người một tại nơi có ánh
sáng. Ngoài ra, còn khám về chứng bàn chân bẹt và giãn tĩnh mạch thừng tinh.
- Khám sản phụ khoa: Chỉ áp dụng
với nữ
Việc khám sản phụ
khoa chỉ áp dụng đối với công dân nữ và phải được bố trí tại phòng khám kín
đáo, nghiêm túc; cố gắng bố trí cán bộ chuyên môn là nữ.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục hoàn công nhà ở Khi nhà ở xây dựng xong, để được đưa vào sử dụng thì phải thực hiện thủ tục “hoàn công”. Để biết... |
Sổ đỏ được dùng trong những giao dịch nào? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là... |
Đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được phép mua bán? Muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo quy định. Vậy,... |
Có thể chuyển đất trồng lúa sang đất ở hay không? Trông bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, rất nhiều hộ gia đình đang làm nông nghiệp... |