Pháp luật quy định như thế nào về điều kiện xuất nhập khẩu khoáng sản?
Căn cứ pháp lý:
Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21 tháng
12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất khẩu khoáng sản, có
hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 12/2016/TT-BCT ngày 05 tháng 7
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư
số 41/2012/TT-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
về xuất khẩu khoáng sản, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2016.
Thông tư số 28/2017/TT-BCT ngày 08 tháng
12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Thông
tư trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp
và xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
Nội dung:
Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
được thành lập theo quy định của pháp luật và có chứng nhận đăng ký kinh doanh
phù hợp, nếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh có nhu cầu nhập khẩu khoáng sản
đều được phép nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu khoáng sản theo nhu cầu sử dụng.
Riêng đối với các loại quặng, tinh quặng
chứa nguyên tố phóng xạ, việc nhập khẩu phải tuân thủ quy định của Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường về quản lý Nhà nước đối với hàng hoá, dịch vụ đặc biệt
hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Khoáng sản được phép xuất khẩu là khoáng sản
đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đạt tiêu chuẩn chất lượng, quy cách sản
phẩm quy định ở Phụ lục Thông tư này (sau đây gọi tắt là phụ lục);
+ Được khai thác hợp pháp (theo Giấy phép
khai thác khoáng sản hoặc Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được cấp theo
quy định của pháp luật về khoáng sản);
+ Không bị cấm xuất khẩu bởi quy định
riêng biệt của Thủ tướng Chính phủ (nếu có);
+ Thị trường trong nước không có nhu cầu
hoặc tiêu thụ không hết khối lượng khoáng sản khai thác được.
Doanh nghiệp được phép xuất khẩu khoáng sản
là:
+ Tổ chức, cá nhân có Giấy phép khai thác
khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (sau đây gọi tắt là chủ Giấy
phép); hoặc:
+ Doanh nghiệp kinh doanh thương mại có chức
năng kinh doanh khoáng sản ghi trong trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
và đáp ứng các yêu cầu quy định luật hiện hành.
Tư vấn pháp luật - Hotline: 0982.033.335 (Ảnh: Minh Họa)
Hồ sơ, thủ tục xuất khẩu khoáng sản: Ngoài
các văn bản theo quy định của Hải quan, doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản phải
xuất trình thêm với Hải quan cửa khẩu:
+ Bản sao hợp lệ Giấy phép khai thác
khoáng sản hoặc Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản do cơ quan có thẩm quyền
cấp.
+ Bản sao hợp lệ Đăng ký chất lượng hàng
hoá (phù hợp tiêu chuẩn chất lượng) tại cơ quan có thẩm quyền về quản lý chất
lượng (đối với các loại khoáng sản có quy định tiêu chuẩn chất lượng).
+ Hợp đồng mua bán khoáng sản hoặc Hợp đồng
uỷ thác xuất khẩu khoáng sản ký với Chủ Giấy phép (đối với trường hợp doanh
nghiệp xuất khẩu không phải là Chủ Giấy phép).
Hợp đồng nói trên cùng với Giấy phép khai
thác là cơ sở để cơ quan Hải quan quản lý được lượng hàng xuất khẩu có cùng xuất
xứ không vượt quá công suất khai thác.
Việc xuất khẩu than mỏ thực hiện theo quy
định riêng.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, thủ tục hoàn công nhà ở Khi nhà ở xây dựng xong, để được đưa vào sử dụng thì phải thực hiện thủ tục “hoàn công”. Để biết... |
Sổ đỏ được dùng trong những giao dịch nào? Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là... |
Đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu có được phép mua bán? Muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải có đủ điều kiện theo quy định. Vậy,... |
Có thể chuyển đất trồng lúa sang đất ở hay không? Trông bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, rất nhiều hộ gia đình đang làm nông nghiệp... |