(Ảnh Internet)
Điều 50 luật người khuyết tật 2010 nêu rõ trách nhiệm
của bộ, cơ quang ngang bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp đối với người khuyết tật
như sau:
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành
theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, đề án, kế hoạch về
công tác người khuyết tật;
b) Chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật về người khuyết tật; chương trình, đề án, kế hoạch về công tác
người khuyết tật;
c) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành thủ tục, hồ sơ, thời gian
và quy trình giải quyết chế độ trợ cấp xã hội, chế độ mai táng phí; quy
trình, thủ tục, hồ sơ tiếp nhận và điều kiện dừng nuôi dưỡng, chăm sóc người
khuyết tật trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;
d) Xây dựng và trình Chính phủ ban hành quy định về chế độ, chính
sách đối với người làm công tác người khuyết tật; cán bộ, công chức, nhân viên
chăm sóc, nhân viên phục hồi chức năng, cán bộ chuyên trách của tổ chức người
khuyết tật;
đ) Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, nhân
viên chăm sóc người khuyết tật trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;
e) Đào tạo nghiệp vụ cán bộ, công chức, nhân viên làm công tác
người khuyết tật và nhân viên chăm sóc người khuyết tật tại gia đình, cộng đồng
và trong cơ sở chăm sóc người khuyết tật;
g) Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về người
khuyết tật và công tác người khuyết tật;
h) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về người khuyết
tật;
i) Thực hiện hợp tác quốc tế về người khuyết tật;
k) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trợ
giúp người khuyết tật;
l) Thực hiện khảo sát, thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu
và thông tin, định kỳ công bố báo cáo về người khuyết tật;
m) Quy hoạch và quản lý hệ thống cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức
năng và cơ sở chăm sóc người khuyết tật thuộc thẩm quyền.
2. Bộ Y tế có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏe người khuyết
tật;
b) Chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
quy định chi tiết hoạt động phục hồi chức năng người khuyết tật; đào tạo về
phục hồi chức năng; thực hiện chương trình phòng ngừa khuyết tật; hướng dẫn
thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đối với người khuyết tật.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đối với người khuyết
tật;
b) Quy định chuẩn quốc gia về ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille
cho người khuyết tật;
c) Thực hiện quy hoạch hệ thống các cơ sở giáo dục chuyên biệt đối
với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
d) Đào tạo giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục, biên soạn chương
trình, tài liệu, giáo trình và sách giáo khoa áp dụng cho người học là người
khuyết tật; chỉ đạo nghiên cứu, sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học phù hợp
với từng dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Bộ Y tế thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt đối với trẻ em khuyết tật.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thực hiện quản
lý nhà nước về công tác văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch đối với người
khuyết tật; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động nâng cao đời
sống văn hóa, tinh thần cho người khuyết tật.
5. Bộ Xây dựng có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ
quan ngang bộ có liên quan ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về xây dựng nhà ở chung cư, trụ sở làm việc, công
trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội bảo đảm điều kiện
tiếp cận đối với người khuyết tật.
6. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với
các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực
hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kết cấu hạ tầng giao thông, các công cụ hỗ
trợ và chính sách ưu tiên người khuyết tật tham gia giao thông công cộng.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm ban hành, hướng dẫn
và tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp cận thông tin đối với
người khuyết tật; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan thông tin đại chúng thực hiện
tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.
8. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ
quan ngang bộ có liên quan ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định
khuyến khích nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng sản phẩm hỗ trợ người khuyết tật
sử dụng.
9. Bộ Tài chính bố trí ngân sách thực hiện các chính sách, chương
trình, đề án, dự án trợ giúp người khuyết tật; bố trí ngân sách điều tra, khảo
sát và thống kê người khuyết tật theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà
nước.
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt các dự án nhà
nước đầu tư chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng người khuyết
tật; chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điều tra,
khảo sát và thống kê người khuyết tật.
11. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình thực hiện quản lý nhà nước về công tác người khuyết tật; lồng ghép công
tác người khuyết tật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
bảo đảm điều kiện để người khuyết tật thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
của mình; tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ người khuyết tật.
Như vậy Đảng và nhà nước luôn tạo mọi
điều kiện tốt nhất để người khuyết tật luôn hòa nhập cộng đồng và khẳng định vai trò của họ, giúp họ tham
gia đóng góp vào các hoạt động xã hội, góp phần vào công cuộc xây
dựng phát triển đất nước.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Ngọc Châm
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Từ 01/01/2020, vật nuôi cũng phải được ăn ngon Từ ngày 01/01/2020, Luật chăn nuôi 2018 có hiệu lực, trong đó có thêm nhiều quy định mới nổi bật. |
Cho vay không có giấy tờ thì làm thế nào để đòi được nợ ?
|
Thủ tục mua bán, sang tên xe ô tô cũ theo quy định mới nhất Thủ tục mua bán, sang tên xe ô tô cũ theo quy định pháp luật |
Tại sao không được quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ trong khung giờ “vàng” ? Thực trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đã ở mức báo động ở cả 3 tiêu chí về mức tiêu thụ ( đặc biệt... |