(Ảnh Internet)
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, “Bảo hiểm xã hội
bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao
động và người sử dụng lao động phải tham gia”.
Người lao động là
công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy
định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này, bao gồm:
“a) Người làm việc
theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc
theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể
cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với
người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp
luật về lao động;
b) Người làm việc
theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công
chức, viên chức;
d) Công nhân quốc
phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối
với quân nhân.
e) Hạ sĩ quan,
chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có
thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt
phí;
g) Người đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý
doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động
không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn”.
Trường hợp thứ nhất: Theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014,
“người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc
trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này
không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ
thai sản”.
Có nghĩa là, người
lao động đang tham gia bảo xã hội bắt buộc, nếu không làm việc và không
hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo
hiểm xã hội tháng đó.
Trường hợp thứ
hai: Người lao động trong thời gian thử việc theo quy định tại khoản 1 Điều 26
Bộ luật Lao động năm 2012. Đó là: “Người sử dụng lao động và người lao động có
thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử
việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng
thử việc.
Nội dung của hợp
đồng thử việc gồm các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h
khoản 1 Điều 23 của Bộ luật này”.
Như vậy, khác với
hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc không có các nội dung như chế độ nâng bậc,
nâng lương; Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề; Bảo hiểm xã hội
và bảo hiểm y tế.
Trường hợp thứ ba:
Theo khoản 4 Điều 4 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng giám đốc
Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người lao động quy định tại các Điểm 1.1 và 1.2 Khoản
1 Điều này là người giúp việc gia đình và người lao động quy định tại Khoản 1
Điều này mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hằng tháng
dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
“a) Người đang
hưởng lương hưu hằng tháng;
b) Người đang
hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ
về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
c) Người đang
hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
d) Người đang
hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày
04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi
lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Quyết
định số613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng
tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết
thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động;
đ) Quân nhân, Công
an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng
theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số
142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia
kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục
viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010
về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008; Quyết
định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến
sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong
Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số
62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào
sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc”
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp
TRÂN TRỌNG
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua tổng đài: 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Ngọc Châm
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335.