Hiện nay, nhận nuôi con nguôi ngày càng phổ biến, không những đáp ứng nhu cầu chính đáng của các cặp vợ chồng mà còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc là tạo những mái ấm gia đình cho trẻ em. Vậy các trường hợp trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi được quy định như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
- Luật Nuôi con nuôi năm 2010;
- Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
nuôi con nuôi;
- Thông tư 15/2014/TT-BTP hướng dẫn tìm gia đình thay thế ở nước ngoài
cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, trẻ em từ 5 tuổi trở lên,
hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột cần tìm gia đình thay thế.
Thế
nào là nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài? Theo quy định của pháp luật
cụ thể Khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với
nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.
1. Nhận nuôi đích danh trẻ em khuyết tật có yếu tố nước ngoài
Điều 28 Luật
Nuôi con nuôi năm 2010 quy định các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài, trong đó quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài
thường trú ở ngoài được nhận con nuôi đích danh trong trường hợp nhận trẻ em
khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi.
Căn cứ theo quy định tại Điều 3
Nghị định 19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật nuôi con nuôi quy định về Trẻ em khuyết
tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi như sau:
“1. Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm
nghèo được nhận đích danh làm con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 28
của Luật Nuôi con nuôi gồm trẻ em bị sứt môi hở hàm ếch; trẻ em bị mù một hoặc
cả hai mắt; trẻ em bị câm, điếc; trẻ em bị khoèo chân, tay; trẻ em không có
ngón hoặc bàn chân, tay; trẻ em nhiễm HIV; trẻ em mắc các bệnh về tim; trẻ em bị
thoát vị rốn, bẹn, bụng; trẻ em không có hậu môn hoặc bộ phận sinh dục; trẻ em
bị các bệnh về máu; trẻ em mắc bệnh cần điều trị cả đời; trẻ em bị khuyết tật
khác hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế.”
Bên cạnh đó theo hướng dẫn tại Điều
2 Thông tư 15/2014/TT-BTP có bổ sung quy định về trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc
bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi:
“2. Trẻ em khuyết tật hoặc trẻ em mắc các bệnh
hiểm nghèo mà cơ hội được nhận làm con nuôi bị hạn chế theo quy định tại khoản
1 Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP bao gồm: trẻ em mắc bệnh viêm gan B, C,
giang mai, lao; trẻ em chỉ có một tai, không có lỗ tai, không có vành tai; trẻ
em bị rung giật nhãn cầu mắt, đục thủy tinh thể, bong võng mạc mắt; trẻ em bị cụt
tay, cụt chân, thừa hoặc thiếu ngón tay, ngón chân, ngón tay hoặc ngón chân
dính vào nhau; trẻ em bị suy tuyến giáp; trẻ em bị teo thực quản; trẻ em bị hẹp,
phì hậu môn; trẻ em bị viêm da cơ địa toàn thân; trẻ em bị hen suyễn; trẻ em bị
các bệnh về não; trẻ em mắc hội chứng down; trẻ em chậm phát triển tâm thần vận
động, trẻ em tự kỷ; trẻ em bị động kinh; trẻ em bị tinh hoàn ẩn; trẻ em bị loạn
dưỡng cơ trương lực; trẻ em mắc các bệnh thoát vị khác.
3. Trẻ em mắc các bệnh cần điều trị cả đời,
mắc bệnh hiểm nghèo khác căn cứ vào ý kiến của bác sỹ chuyên khoa về các loại bệnh
tật mà trẻ em mắc phải; trẻ em bị khuyết tật khác mà cơ hội được nhận làm con
nuôi bị hạn chế.”
Như vây, các
trường hợp trẻ khuyết tật được nêu trên thì sẽ được người nước ngoài nhận đích
danh làm con nuôi. Trường hợp trẻ không có căn cứ thuộc một trong những trường
hợp trên thì Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Cục Con nuôi) lấy ý
kiến của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Người Khuyết tật đối với
trẻ em khuyết tật để xác định trẻ có thuộc diện được nhận đích danh làm con
nuôi hay không.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận
người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật
nước nơi người đó thường trú đồng thời phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật Việt Nam bao gồm:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở
lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh
tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.
Chú ý những người không được nhận
con nuôi gồm:
- Đang bị hạn chế một số quyền của
cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý
hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một
trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người
khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công
nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm
pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
2. Thủ tục nhận nuôi đích danh trẻ em khuyết tật có yếu tố nước ngoài
Theo Điều 31
Luật Nuôi con nuôi 2010; Điều 13 Nghị định 19/2011/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư
15/2014/TT-BTP quy định hồ sơ của người nước ngoài nhận đích danh trẻ em khuyết
tật làm con nuôi, hồ sơ gồm:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
- Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
- Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
- Văn bản xác nhận thu nhập và
tài sản;
- Phiếu lý lịch tư pháp (có giá
trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con
nuôi.)
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn
nhân;
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh
trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em khuyết tật được nhận đích danh làm con
nuôi.
Hồ sơ nhận con nuôi phải nêu rõ
người nhận con nuôi chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, có đủ điều kiện kinh tế, gia đình
và có kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có nhu cầu chăm sóc đặc biệt.
Chú ý: Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp
phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá tại Cơ quan đại diện Ngoại
giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được
miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có
lại.
Cách thức thực hiện: Người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi. Trường hợp có lý
do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con
nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú
tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường
bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Thỏa thuận tài sản chung, riêng của vợ, chồng trước khi kết hôn Những vụ án ly hôn xảy ra thường có phát sinh thêm vấn đề về tranh chấp tài sản sau khi ly hôn. Đó... |
Chồng muốn dành quyền nuôi con (dưới 36 tháng tuổi) được không? Câu hỏi tư vấn: Chúng tôi đã có con hiện nay cháu được 30 tháng tuổi. Do mâu thuẫn nên vợ tôi quyết... |
Xác nhận tình trạng hôn nhân khi cư trú nhiều nơi thế nào? Đã từng đăng ký thường trú ở những nơi khác nhau và nay không thể tự mình đi xin xác nhận tình trạng... |
Trường hợp nào hủy giấy chứng nhận đăng ký kết hôn Hỏi: Chào luật sư! Tôi có vấn đề này mong luật sư tư vấn giúp: Vợ chồng tôi đăng ký kết hôn được hơn... |