Ly thân và ly hôn có nhiều điểm tương đồng, về biểu hiện của việc không
còn chung sống với nhau, không có đời sống kinh tế chung, không có đời sống
tinh thần chung,… Nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm khác biệt, phân biệt với
ly hôn, cụ thể như sau:
- Căn
cứ ly thân và ly hôn: Về cơ bản, căn cứ để có thể đi đến quyết định ly thân của
hai vợ chồng đều giống với căn cứ để ly hôn. Khi mâu thuẫn vợ chồng làm cho
quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng nghiêm trọng, đời sống hôn nhân không thể
kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được tuy nhiên xét về mức độ trầm trọng
thì chưa đến mức để đôi bên phải ly hôn.
- Về
mặt tình cảm của hai vợ chồng: Cả hai trường hợp này xét về mặt tình cảm của
hai bên vợ chồng đều đã không còn mặn nồng với cuộc hôn nhân, đã đến mức không
còn muốn chung sống hay sinh hoạt cùng nhau như cặp vợ chồng khác.
Sự
khác biệt chính giữa ly thân và ly hôn là ở chỗ ly hôn chấm dứt hôn nhân của bạn.
Ly thân có nghĩa là hai người vẫn còn là vợ chồng, nhưng bạn không còn chung sống
với chồng hoặc vợ của mình nữa. Cần phải ra tòa để được xử ly hôn nhưng không cần
ra tòa xử ly thân.
Có
thể hiểu ly thân mô tả
quan hệ vợ chồng theo đó một người hay cả hai không còn muốn sống chung với
nhau. Trên pháp lý họ vẫn là vợ chồng cho tới khi được xử ly hôn, và họ không cần
ra tòa để được sống ly thân. Ly thân tạo cơ hội cho vợ hay chồng sống riêng biệt
mà không phải cần ly dị. Lợi điểm là ly thân dễ làm ngược trở lại. Họ có thể thử
chia tay, rồi nhờ hướng dẫn, làm hòa, hay có thể thử sống chung lại rồi ly hôn.
tư vấn pháp luật 1900.6248
Ngược
lại, ly hôn là khá rõ ràng. Cặp vợ chồng nào thuận tình ly hôn thì phải qua ít
nhất mấy lần hòa giải. Nếu không thành, hai đương sự sẽ ra trước một phiên xử
dân sự để nghe pháp luật phân giải. Bản án dân sự về ly hôn phân định rõ ràng:
tài sản chung có bao nhiêu, chia ra như thế nào, ai có bổn phận nuôi con, ai có
nghĩa vụ chu cấp tiền bạc hằng tháng nuôi con, được đến thăm con cái, chở chúng
đi học hay đi chơi thế nào...
Tóm lại,
Ly thân có thể dẫn đến chuyện ly hôn và cũng có thể không bao giờ có ly hôn nếu
hai bên biết nhường nhịn nhau, biết hàn gắn tình cảm gia đình. Đưa ly thân vào
luật Hôn nhân gia đình thành chế định chẳng khác nào làm khó cho cả đôi bên chồng
vợ, làm khó cho cả cơ quan pháp luật của nhà nước.
Nếu
công nhận ly thân như một thực tế và thực thể trong đời sống lứa đôi là chỉ
thêm một “quy hoạch treo”. Trước nay, người dân ở nhiều địa phương đã từng khổ
sở với những quy hoạch treo về đất đai, nhà cửa thì nay ta cũng không nên “quy
hoạch treo” đời sống hôn nhân gia đình.
Cái
giống nhau duy nhất giữa ly thân và ly hôn là “ly” nào cũng đáng buồn, cũng có
thể khiến cho gia đình tan vỡ, khổ sở con cái, buồn lòng cha mẹ hai bên, đem lại
niềm đau xót cho hai người trong cuộc. Bạn có thể nói đó là một bài học kinh
nghiệm cho cuộc đời mình, bài học ấy đắt giá quá.