Pháp luật cho phép trẻ em Việt Nam có thể được người nước ngoài nhận nuôi, tuy nhiên phải đáp ứng được điều kiện luật định, cụ thể người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài trước hết phải có hồ sơ.
Căn cứ Luật nuôi con nuôi 2010, Nghị định
19/2011/NĐ-CP http://tempuri.org/tempuri.html, Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài gồm:
- Các giấy tờ, tài liệu:
+
Giấy khai sinh;
+ Giấy khám
sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Hai ảnh
toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
+ Biên bản
xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập
đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của
Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi;
quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con
nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất
tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu
làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con
nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
+ Quyết định
tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
- Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng
lưu ý của trẻ em;
Bản
tóm tắt đặc điểm, sở thích, thói quen của trẻ em phải ghi trung thực các thông
tin về sức khỏe, tình trạng bệnh tật (nếu có) của trẻ em, sở thích, thói quen
hàng ngày đáng lưu ý của trẻ em để thuận lợi cho người nhận con nuôi trong việc
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi.
Trường
hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì
không cần văn bản này.
- Tài liệu chứng minh đã
thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định nhưng
không thành. Cụ thể:
+
Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia
đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15
của Luật Nuôi con nuôi;
+
Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy
định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi nhưng không có người
trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.
Hồ sơ trên lập thành 03 bộ và nộp cho Sở Tư
pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.
Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được
giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em
được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)