Hiện nay, bạo hành y tế là một thực trạng vô cùng đáng buồn. Để ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn này, pháp luật có những chế tài xử lý hành vi bạo hành trong lĩnh vực y tế như thế nào?
Căn cứ
pháp lý:
- Bộ
Luật Hình sự 2015
- Luật
Khám chữa bệnh 2009
- Nghị
định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- Nghị
định 167/2013/NĐ-CP
Tình trạng nhân viên y tế
bị bạo hành ngay trong cơ sở khám chữa bệnh đang là vấn đề gây bức xúc trong
ngành y tế. Đã không ít cuộc hội thảo liên quan đến vấn đề an ninh bệnh viện
nhằm đánh giá thực trạng tình hình và đưa ra các biện pháp ngăn chặn vấn nạn
bạo hành nhân viên y tế. Tuy nhiên đến thời điểm hiển tại, nạn bạo hành nhân
viên y tế vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Về phía pháp luật cũng đã
có những quy định nhằm bảo vệ quyền lợi những người hành nghề khám, chữa bệnh.
Theo Điều 35 Luật Khám chữa bệnh 2009 quy định về quyền được đảm bảo an toàn
khi hành nghề như sau:
“1. Được trang bị phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao
động để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, tai nạn liên quan đến nghề
nghiệp.
2.
Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể.
3.
Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề được phép tạm
lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất.”
Việc đảm bảo cho nhân viên
y tế yên tâm công tác chính là phương pháp tốt nhất để người bệnh có sự chăm
sóc chu đáo, đạt được hiệu quả cao nhất trong việc điều trị. Chính vì vậy, pháp
luật bảo vệ người hành nghề khám chữa bệnh trong trường hợp bị người khác đe
dọa đến tính mạng. Khi có dấu hiệu nguy hiểm đến bản thân, bác sĩ có quyền tự
bảo vệ mình bằng cách tạm lánh khỏi nơi làm việc, nhưng phải báo cáo với người
đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất. Các cơ sở y
tế cần xây dựng đội ngũ bảo vệ an ninh bệnh viện chuyên nghiệp, có sự phối hợp
với cơ quan chính quyền trên địa bàn để có sự phối hợp can thiệp kịp thời, có
hiệu quả ngăn chặn đối tượng quá khích, đe dọa, hành hung nhân viên y tế.

Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Mặt khác, Điều 26 Luật bảo
vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định về việc giúp đỡ bảo vệ thầy thuốc và nhân
viên y tế:
“1- Mọi tổ chức và công dân có trách nhiệm giúp đỡ, bảo
vệ thầy thuốc và nhân viên y tế khi họ làm nhiệm vụ.
2- Trong trường hợp khẩn cấp để đưa người bệnh hay người
bị tai nạn đến cơ sở cấp cứu, thầy thuốc, nhân viên y tế được quyền sử dụng các
phương tiện vận chuyển có mặt tại chỗ. Người điều khiển phương tiện phải thực
hiện yêu cầu của người thầy thuốc và nhân viên y tế.
3- Nghiêm cấm hành vi làm tổn hại đến sức khoẻ, tính
mạng, danh dự, nhân phẩm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong khi đang làm
nhiệm vụ.”
Chính vì vậy, hành vi đe
dọa, bạo hành với nhân viên y tế bị xem là vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt
vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự tùy mức độ.
Về xử phạt vi phạm hành
chính, căn cứ Khoản 4 Điều 36 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định: “4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi gây tổn hại đến sức khỏe, đe dọa tính mạng của
người hành nghề trong khi đang khám bệnh, chữa bệnh.”
Tuy nhiên hành vi bạo hành
phổ biến đối với người hành nghề thường là các vi phạm hành chính như có lời
nói, hành động đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề. Tuy
nhiên, Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế chưa đề cập đến vấn đề này. Chỉ có thể xử phạt theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP
áp dụng chung cho bất kỳ vi phạm hành chính xâm phạm trật tự an toàn xã hội
nào. Theo đó, mức phạt vi phạm từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành
vi có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi
hành công vụ. Có thể thấy mức xử phạt trên quá thấp, mang tính răn đe không
cao, nên các hành vi xâm phạm nhân viên y tế diễn ra ngày càng nhiều, gây bức
xúc trong các cơ sở khám chữa bệnh.
Hơn nữa, người hành nghề
khi bị xâm phạm đến sức khỏe, danh dự tính mạng có quyền yêu cầu khởi kiện để
đòi bồi thường, xin lỗi công khai theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, kiện
tụng là phức tạp, tốn nhiều thời gian, phải tự chứng minh trong tố tụng dân sự
và điều này rất khó khăn đối với nhân viên y tế.
Về xử lý hình sự, Điều 134
Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đã bổ sung tình tiết tăng
nặng đối với “người chữa bệnh cho mình”. Theo đó, người nào cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với “người chữa bệnh cho mình” thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Có thể thấy, pháp luật về
xử lý hành vi bạo hành trong lĩnh vực y tế chưa mang tính răn đe cao. Để ngăn
chặn và đẩy lùi vấn nạn này, cần có những giải pháp giải quyết triệt để, mang
tính răn đe mạnh. Về phía người hành nghề cần đề cao y đức và kỷ luật chuyên
môn. Về phía các cơ sở khám chữa bệnh cần có các biện pháp duy trì an ninh trật
tự và bảo vệ an toàn cho nhân viên y tế. Về phía cơ quan Nhà nước cần nghiêm
minh trong việc xử lý các hành vi bạo hành trong lĩnh vực y tế.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Đốt pháo sáng trên sân bóng đá bị phạt thế nào? Ngày 15/12/2018 tới đây, đội tuyển Việt Nam sẽ có trận chung kết lượt về trên sân Mỹ Đình trong...
Thủ tục khiếu nại hành chính những vấn đề cần quan tâm Khiếu nại hành chính là một hoạt động diễn ra khá phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay, bất kỳ...
Thủ tục, lệ phí cấp giấy thông hành sang Trung Quốc hiện nay? Dịp nghỉ lễ nhiều người có nhu cầu đi du lịch cùng với gia đình và muốn làm Giấy thông hành sang...
Bắt 1 nhân viên bảo vệ VFF có hành vi “phe vé” Việt Nam - Philippines. Liệu có bị xử phạt? Trước trận bán kết lượt về AFF Cup 2018 giữa đội tuyển Việt Nam và Philipppines, Công an đã bắt quả...