Bạn cần chứng minh khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con về các vấn đề điều kiện về vật chất như sức khỏe, điều kiện kinh tế, việc làm, chỗ ở, thu nhập, tài sản,sinh hoạt và các yếu tố về tinh thần như thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí,….
Câu hỏi: Tôi sống chung với vợ 4 năm nay và chưa đăng ký kết
hôn. Chung tôi đã có 2 con nhưng giờ vợ tôi muốn chia tay, và muốn dẫn cả 2 con
đi không cho tôi nuôi. Con tôi đều khai sinh lấy họ mẹ, tôi có khả năng được
nuôi con không thưa luật sư? Giúp tôi với, tôi cảm ơn ạ.
Trả lời: Cảm
ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Hồng Thái, trường hợp của bạn chúng tôi
tư vấn như sau:
Theo thông
tin mà bạn đã cung cấp cho chúng tôi thì con của bạn được khai sinh chỉ có tên
của vợ bạn. Cho nên trước hết bạn phải chứng minh được mình là cha của đứa bé thì mới có quyền giành quyền nuôi con. Nếu như
chưa xác định là có quan hệ cha con thì bạn không có quyền giành quyền nuôi con
với vợ bạn. Bạn làm thủ tục xác định cha mẹ con theo quy định của luật.
Tư vấn quyền nuôi con
Trong trường
hợp của bạn, hai bạn chưa đăng ký kết hôn đồng nghĩa với việc quan hệ hôn nhân
4 năm qua không được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, pháp luật có quy định về
quyền, nghĩa vụ của các bạn với con kể cả trong trường hợp không đăng ký kết
hôn mà sống chung như vợ chồng. Cụ thể, Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
quy định: “Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ
chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật
này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.” Theo đó, quyền của cha mẹ với
con lúc này như quyền của cha mẹ với con trong trường hợp đã kết hôn và ly hôn.
Do vậy, nếu
như hai bạn không thỏa thuận được việc ai sẽ nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án
sẽ quyết định dựa trên quyền lợi của con ( tinh thần, vật chất).
Trước Tòa,
bạn cần chứng minh khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con
về các vấn đề điều kiện về vật chất như
sức khỏe, điều kiện kinh tế, việc làm, chỗ ở, thu nhập, tài sản,sinh hoạt và
các yếu tố về tinh thần như thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm
dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí,….hơn hẳn so với "vợ"
bạn để có thể giành được quyền nuôi con về phía bạn. Tòa án sẽ dựa vào các điều
kiện về vật chất cũng như các yếu tố tinh thần tốt nhất dành cho con để quyết định
ai có quyền nuôi con.
Cần lưu ý
là nếu con bạn dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con đương nhiên và ưu tiên thuộc
về người mẹ, trừ trường hợp người mẹ- “vợ” bạn- không đủ điều kiện để trực tiếp
trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con theo Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn
nhân và gia đình 2014.
Theo quy định
tại Điều 81, Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, nếu như bạn có được
quyền nuôi con thì bạn có quyền yêu cầu vợ bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)
T.Q
Chia tài sản khi "Sổ đỏ" chỉ đứng tên một bên vợ/chồng Hiện nay, khi tiến hành làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền... |
Cha mẹ đăng ký kết hôn thay con được không? Khi quyết định tiến tới hôn nhân, bên cạnh đám cưới, việc tiến hành những thủ tục đăng ký kết hôn là... |
Thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc Bạn có người yêu là một chàng trai Hàn Quốc. Cả hai mong muốn tiến đến hôn nhân để “hai ta về một... |
Chưa có việc làm ổn định có được giành quyền nuôi con không? Khi ly hôn một vấn đề tranh chấp gay gắt không thua kém vấn đề tài sản đó là vấn đề giành quyền nuôi... |