Câu hỏi: Mảnh đất tôi đang ở do
bà nội chồng làm di chúc cho chồng tôi. Bà nội chồng tôi đã mất năm 2014, đến
nay vợ chồng tôi vẫn đang làm thủ tục để sang tên mảnh đất cho chồng tôi. Vợ chồng
tôi lấy nhau từ năm 2003 đến nay. Vậy tôi xin hỏi mảnh đất ấy có được coi là
tài sản chung hay không (vợ chồng chúng tôi bỏ tiền xây dựng năm 2006 và ở từ
đó đến nay ). Và khi sang tên mảnh đất đó có đứng thêm tên vợ ( là tôi ) được
hay không?. Nếu li hôn thì tài sản đó được chia như thế nào?
Trong trường
hợp của bạn, theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình về tài sản
chung của vợ chồng thì có nội dung như sau:
“Điều
33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản
chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt
động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu
nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản
1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng
cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử
dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ
trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được
thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản
chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của
gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong
trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp
là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Tổng đài tư vấn 19006248 (24/7)
Như vậy,
nếu trong di chúc mà bà nội chồng bạn để
lại không ghi là tặng riêng cho chồng bạn thì mảnh đất đó hoàn toàn là tài sản
chung của cả 2 vợ chồng. Sau khi sang tên thì mảnh đất đó sẽ đứng tên cả chồng
bạn và bạn.
Trong trường
hợp khi 2 người li hôn và mảnh đất ấy là tài sản chung của cả 2 vợ chồng thì việc
chia tài sản sau khi ly hôn sẽ được tiến hành theo quy định tại Điều 59 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 7 thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Ở
đây, trong việc phân chia tài sản thì 2 bạn có thể tự thỏa thuận với nhau về việc
phận chia tài sản. Trong trường hợp mà 2 người không thể tự thoản thuận phân
chia tài sản hoặc văn bản thỏa thuận bị vô hiệu hóa thì tài sản chung của 2 người
sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ,
chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát
triển khối tài sản chung; Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao
động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất,
kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng để xác định tỷ lệ
tài sản mà vợ chồng được chia. Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng được chia bằng
hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận
phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải
thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Hy vọng
rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để
giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự
việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế
Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail:
luathongthai@gmail.com.
Trụ sở
chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh
Xuân).
D.K
Xử lý thế nào đối với 2 vợ chồng pha chế giấm từ axit và nước lã tuồn ra thị trường bán Quá trình kiểm tra đột xuất, CATP. Quảng Ngãi đã tiến hành thu giữ một lượng lớn chai giấm loại 1,5... |
Chủ tài khoản đột ngột qua đời – Ai được rút tiền? Hiện nay nhiều người chọn phương án gửi tiết kiệm để bảo vệ khoản tiền tích cóp của mình. Tuy nhiên,... |
Công an phường có quyền dừng xe xử phạt hành chính các phương tiện tham gia giao thông ? Hỏi : Hôm qua tôi đang đi thì bị mấy anh công an phường Văn Quán yêu cầu dừng xe và xử phạt lỗi... |