Câu
hỏi:
Gia
đình bác ruột tôi hiếm muộn nên đã nhận một người con trai mồ côi là con nuôi,
làm giấy tờ xin phép chính quyền đầy đủ. Sau đó 3 năm hai bác có con, sinh được
1 người con gái. Nay cả hai anh em họ đều đã ngoài 20
tuổi và nảy sinh tình cảm, muốn đi đến hôn nhân. Cả nhà tôi ngăn cản vì cho
rằng, kết hôn như vậy là không đúng về mặt đạo đức.
Xin hỏi luật sư hai người họ có thể kết hôn với
nhau không? Rõ ràng về mặt huyết thống họ không có liên quan gì đến nhau cả.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã
gửi câu hỏi đến Luật Hồng Thái. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như
sau:
Về điều kiện đăng ký kết hôn
Muốn kết hôn thì 2 người phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:
Nam,
nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
-
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
-
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
-
Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
-
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại
các điểm trên.
Do
đó, nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện nêu trên và không thuộc vào các trường
hợp pháp luật cấm thì hai em của bạn được phép kết hôn.
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
Những trường hợp bị cấm kết hôn
Những trường hợp bị cấm kết hôn theo Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều 5 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2014 quy định về các trường hợp bị
cấm kết hôn hoặc chung sống như sau:
Cấm
các hành vi:
-
Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
-
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
-
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người đang có chồng, có vợ;
-
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;
giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ
với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”
Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan
hệ huyết thống,trong đó,người này sinh ra người kia kế tiếp nhau”
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng
một gốc sinh ra gồm cha,mẹ là đời thứ nhất;anh,chị,em cùng cha,cùng mẹ,cùng cha
khác mẹ,cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;anh,chị,em con chú con chú,con bác,con
cô,con cậu,con dì là đời thứ ba
Như vậy, trường
hợp này có thể kết hôn với nhau (nếu đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại khoản
1 điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014), bởi trường hợp này pháp luật không cấm theo quy định mà chúng
tôi đã nêu trên. Mặt khác,các hành vi của người khác nhằm cản trở việc tự
nguyện đến với nhau đều bị pháp luật về Hôn nhân gia đình cấm. Khi các bạn tự
nguyện kết hôn với nhau thì quan hệ hôn nhân của các bạn được Nhà nước tôn
trọng,thừa nhận và bảo vệ.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.Ly
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Xử lý ngoại tình như thế nào?' ( 05:33 | 28/12/2018 ) Ngoại tình luôn là chủ đề nóng của xã hội hiện nay. Liệu bạn có từng nghi ngờ chồng hay vợ của mình... |
Nên làm gì khi phát hiện vợ/chồng ngoại tình theo quy định của pháp luật' ( 02:07 | 01/11/2018 ) Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là tự nguyện, tiến bộ, một vợ một... |
Đảng viên ngoại tình bị xử lý như thế nào?' ( 02:37 | 30/10/2018 ) Ngoại tình là điều khó có thể chấp nhận dù với bất kì ai, và với bất kì lý do gì. Đây là một trong... |
Ngoại tình có thể bị đi tù?' ( 10:54 | 27/10/2018 ) Xin chào luật sư, mong luật sư tư vấn cho em vấn đề như sau: Em đã lập gia đình được 8 năm hiện giờ... |