Có rất nhiều trường hợp sau khi đã giành được quyền nuôi con thì nhiều cha mẹ lại không có điều kiện để trực tiếp nuôi dạy con mình. Không đủ thời gian để bên con rồi lại đùn đẩy việc nuôi con cho người còn lại mà không có 1 sự trợ cấp hay 1 động thái quan tâm nào. vậy thì lúc đó nên giải quyết vụ việc như thế nào để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của con?
Câu hỏi tư vấn qua tổng đài 1900.6248: Thưa luật sư, xin hỏi:
Nhà chồng tôi có quyền giành nuôi cháu không ? Tôi muốn ly hôn khi chồng tôi
đang bị tạm giam. Mong luật sư giúp tôi. Xin cảm ơn!
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi
trực tiếp với bộ phận luật
sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số:1900.6248
Bài viết liên quan:
Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn khi vợ/chồng không đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng
Quyền nuôi con khi sống chung không đăng ký kết hôn rồi chia tay
Chưa có việc làm ổn định có được giành quyền nuôi con không?
Chồng muốn dành quyền nuôi con (dưới 36 tháng tuổi) được không?
Luật sư tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu
hỏi đề nghị tư vấn đến Tổng
đài luật sư tư vấn 1900.6248. Theo như thông tin bạn cung cấp,
chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Luật hôn nhân và gia đình 2014
2. Nội dung tư vấn
Thứ nhất, về quyền yêu cầu ly hôn
đơn phương
Căn cứ vào Điều 51 Luật hôn nhân
và gia đình 2014 có quy định như sau:
"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly
hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly
hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắcbệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ đượchành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình
do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe,
tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có
thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."
Theo quy định trên, người chồng
(vợ) có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn, trừ trường hợp quy định tại
Khoản 3 Điều 51" Chồng không có quyền
yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con
dưới 12 tháng tuổi". Như vậy, trường hợp chồng bạn đang bị tạm giam
thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu tòa án cho ly hôn theo thủ tục
*Hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn trong trường hợp này bao gồm:
+ Đơn xin ly hôn;
+ Bản chính giấy đăng ký kết hôn;
+ Bản sao hộ khẩu;
+ Bản sao chứng minh nhân dân của
vợ và chồng ;
+ Bản sao giấy khai sinh của con
chung;
+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản
;
+ Các văn bản liên quan đến việc
đang thụ án tù giam của vợ hoặc chồng (bản án, quyết định thi hành án phạt tù).
* Đối với giấy tờ, tài liệu là bản
sao thì cần phải công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
*Nơi nộp hồ sơ: Hồ sơ được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi
người đang thi hành án tù (người vợ hoặc người chồng) cư trú, làm việc trước
khi chấp hành hình phạt tù (trong trường hợp ly hôn không có yếu tố nước
ngoài).
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi
trực tiếp với bộ phận luật
sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số:1900.6248

Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Thứ hai, gia đình chồng có quyền
giành nuôi cháu không
Căn cứ Điều
104 và Điều 106 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
"Điều 104. Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc,
giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa
thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng
theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ
nuôi dưỡng cháu."
"Điều 106. Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu
ruột
Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu,
chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người
cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy định tại Điều
104 và Điều 105 của Luật này hoặc còn nhưng những người này không còn điều kiện
để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng."
Đồng thời, Điều
81 Luật hôn nhân và gia đình quy định về người trực tiếp nuôi con như sau:
"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực
hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi
mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của
mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án
quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt
của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp
người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Căn cứ theo
quy định trên, thì chỉ có cha, mẹ mới là người trực tiếp nuôi con, nếu như
không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng thì anh, chị, em
ruột có trách nhiệm trông nom, nuôi dưỡng nhau. Trường hợp không còn cha mẹ hoặc
cha mẹ không đủ điều kiện mà không có anh, chị, em có đủ điều kiện thì ông bà nội,
ông bà ngoại có trách nhiệm có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
Như vậy, quyền
trực tiếp nuôi dưỡng của ông bà chỉ đặt ra khi trẻ em chưa thành niên không có
cha, mẹ, anh, chị, em ruột có đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng. Trong trường hợp
thông thường, ông bà, cô, dì, chú, cậu, bác ruột chỉ có quyền chăm sóc, trông
nom, giáo dục cháu, chứ không có quyền tranh chấp quyền nuôi dưỡng trực tiếp với
cha, mẹ. Vì vậy, bạn hoàn toàn có quyền nuôi con của bạn sau khi ly hôn.
Bên cạnh đấy,
hiện tại nếu như ly hôn bạn hoàn toàn được quyền nuôi con vì người chồng không
đủ khả năng nuôi con. Tuy nhiên khi chồng bạn ra tù, anh ấy có quyền làm đơn
yêu cầu Tòa án thay đổi quyền trực tiếp nuôi con, lúc này, các bên sẽ chứng
minh xem là ai có đủ điều kiện nuôi con hơn.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi
trực tiếp với bộ phận luật
sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số:1900.6248
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn khi vợ/chồng không đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng' ( 11:44 | 13/02/2019 ) Giành quyền nuôi con sau khi ly hôn là việc mà không gia đình nào muốn. Việc giành quyền nuôi con... |
Quyền nuôi con khi sống chung không đăng ký kết hôn rồi chia tay' ( 09:35 | 26/12/2018 ) Bạn cần chứng minh khả năng của mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con về các vấn đề điều... |
Chưa có việc làm ổn định có được giành quyền nuôi con không?' ( 11:07 | 21/12/2018 ) Khi ly hôn một vấn đề tranh chấp gay gắt không thua kém vấn đề tài sản đó là vấn đề giành quyền nuôi... |
Chồng muốn dành quyền nuôi con (dưới 36 tháng tuổi) được không?' ( 10:13 | 20/12/2018 ) Câu hỏi tư vấn: Chúng tôi đã có con hiện nay cháu được 30 tháng tuổi. Do mâu thuẫn nên vợ tôi quyết... |