Bộ luật lao động 2012 (Điều 194) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được
hiểu là những tư tưởng chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động mà tất
cả các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động đều phải
tuân thủ, kể cả các bên tranh chấp. Thứ nhất, tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải
quyết tranh chấp lao động. Điều này phù hợp với
tính chất của quan hệ lao động - quan hệ được thiết lập trên cơ sở tự do thỏa
thuận của người sử dụng lao động và người lao động. Vì vậy, Điều 194 Bộ luật Lao động quy định: "Tôn
trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp
lao động" (Khoản 1) và “ Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được
hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên
tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội” (Khoản
5) Hiện nay, các chủ thể của quan hệ lao động tự
do thỏa thuận hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể trong khuôn khổ pháp luật lao
động quy định. Khi các bên không thực hiện đúng các nghĩa vụ theo thỏa thuận,
vi phạm quyền và lợi ích của các bên dẫn tới tranh chấp về lao động. Nguyên tắc
này tôn trọng quyền tự định đoạt và đề cao ý chí của các bên tranh chấp. Quyền
tự định đoạt của các bên không chỉ được đảm bảo thực hiện trước khi các
bên đưa vụ tranh chấp lao động ra tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, mà
ngay cả khi đã yêu cầu tổ chức, cơ quan có thẩm quyền giải quyết các bên vẫn có
quyền tự quyết định giải quyết vụ tranh chấp của mình. Ví dụ: khi hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng
tài lao động hay tòa án đã thụ lý vụ việc để giải quyết, người sử dụng lao động
và người lao động vẫn có quyền tự thương lượng để giải quyết tranh chấp, nếu
thương lượng được thì kết quả này được công nhận và có thể được bảo đảm thi
hành. Thứ hai, cùng
với nguyên tắc thương lượng, Nhà nước còn đảm bảo quyền tự định đoạt của
các bên tranh chấp bằng cách thực hiện hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng
quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp. Đây là phương án giải quyết
tiếp tục quá trình thương lượng, thỏa thuận giữa 2 bên có sự thuyết phục và giải
thích của hòa giải viên. Suy cho cùng, kết quả giải quyết tranh chấp lao động bằng
hòa giải hoặc bằng trọng tài theo quy định của Bộ luật Lao động chính là kết quả
tự quyết định của hai bên tranh chấp, bởi vì, các bên phải cùng nhau đồng ý với
phương án hòa giải của hòa giải viên hay của Hội đồng trọng tài lao động thì mới
có thể lập biên bản hòa giải thành, ngược lại nếu các bên không đồng ý thì việc
giải quyết tranh chấp lao động của hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài
lao động sẽ không đạt kết quả. Thứ ba, công
khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật. Công khai,
minh bạch nói lên cách thức tổ chức giải quyết tranh chấp. Tranh chấp lao động
phải được giải quyết một cách công khai, ai quan tâm đều có thể tham dự
phiên họp phiên tòa và kết quả giải quyết phải được công bố công khai, không được
coi là một loại thông tin bảo mật. Một đặc điểm của tranh chấp lao động là
bên cạnh những tác động tích cực, còn có không ít tác động
tiêu cực tới người sử dụng lao động, người lao động và xã hội (hoạt động sản xuất
kinh doanh của người sử dụng lao động có thế bị ngừng trệ, uy tín và năng lực cạnh
tranh trên thị trường có thể bị giảm sút…; việc làm, thu nhập của người lao động
có thể bị gián đoạn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bản thân và gia đình;
sự ổn định của thị trường lao động, của xã hội có thể bị đe dọa). Hơn nữa,
trong nhiều trường hợp, sau quá trình giải quyết tranh chấp lao động, quan hệ
lao động của các bên vẫn phải tiếp tục duy trì. Vì vậy, tranh chấp lao động cần phải được giải quyết
kịp thời, nhanh chóng để phòng ngừa và khắc phục những tác động tiêu cực nói
trên. Song muốn giải quyết được nhanh chóng tranh chấp về quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên thì cơ quan có thẩm quyền xử lý phải khách quan, công
khai, và tuân thủ đúng pháp luật. Để đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết
tranh chấp lao động đòi hỏi tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thu thập chứng
cứ, nghiên cứu hồ sơ và đánh giá chứng cứ một cách khách quan, đứng ở vị trí
trung lập, giữ thái độ khách quan, không thiên vị, không định kiến trong quá
trình giải quyết tranh chấp lao động và căn cứ vào các tình tiết khách quan của
vụ việc để xây dựng phương án hòa giải hoặc ra các quyết định giải quyết tranh
chấp lao động đúng quy định pháp luật. Giải quyết “đúng pháp luật” là yêu cầu
tất nhiên của công tác giải quyết tranh chấp lao động. Khi hòa giải viên
lao động, Hội đồng trọng tài lao động xây dựng phương án hòa giải hoặc chấp nhận
phương án hòa giải do hai bên tranh chấp đưa ra, hoặc khi chủ tịch ủy ban nhân
dân cấp huyện ra quyết định giải quyết tranh chấp, và khi tòa án nhân dân ra
quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc ra quyết định, bản án
để giải quyết vụ tranh chấp đều phải dựa trên cơ sở pháp luật và tuân thủ pháp
luật (kể cả pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục). Đúng pháp luật là yêu cầu
về trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành giãi quyết vụ tranh chấp lao động,
đồng thời là mong muốn chính đáng của các bên tranh chấp và của toàn xã hội. Do đó, nguyên tắc đúng pháp luật vừa có tính độc
lập, vừa có tính bao quát các vấn đề khác có liên quan. Ví dụ, việc giải quyết
đúng pháp luật đòi hỏi người có thẩm quyền phải bảo đảm thời gian tiến hành giải
quyết; bảo đảm vô tư, khách quan, nhanh chóng, kịp thời…vì đó là những quy định
của pháp luật, cần phải được thực hiện nghiêm túc. 
Luật sư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet) Thứ tư, Bảo
đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao
động. Đại diện của các bên tham gia thường là người am hiểu pháp luật,
hiểu rõ về tình hình và điều kiện của các bên mà mình đại diện. Vậy nên sự tham
gia của các bên góp phần cung cấp thông tin, tài liệu đầy đủ hơn và cơ quan có
thẩm quyền có điều kiện đánh giá về vụ tranh chấp chính xác hơn (Khoản 1 Điều
195 Bộ luật Lao động). Phạm vi của nguyên tắc này không chỉ gói gọn ở
việc các bên có quyền thông qua đại diện của mình để tham gia quá trình giải
quyết tranh chấp lao động (người đại diện do đương sự ủy quyền hoặc người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự), mà quan trọng hơn là sự tham gia của tổ
chức đại diện các bên vào quá trình giải quyết tranh chấp này (tổ chức công
đoàn đại diện của người lao động tập thể lao động và tổ chức đại diện của người
sử dụng lao động). Theo quy định của pháp luật, các tổ chức này có thể cử
đại diện tham gia với tư cách là thành viên của hội đồng giải quyết
tranh chấp lao động (hòa giải viên lao động, thành viên của Hội đồng trọng tài
lao động hay hội thẩm nhân dân trong hội đồng xét xử), tham gia quá trình giải
quyết tranh chấp lao động với tư cách là tổ chức đại diện các bên (theo chức
năng, nhiệm vụ của tổ chức). Thứ năm, việc
giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng
nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh
doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Đây là
yêu cầu bức thiết trong việc giải quyết tranh chấp lao động. Bởi nguyên tắc
chung của pháp luật lao động Việt Nam hiện nay là đề cao tính độc lập về ý chí
và tự do thỏa thuận ở các bên, nên trong các trường hợp xảy ra tranh chấp lao động
thường ưu tiên việc tham gia thỏa thuận trực tiếp của các bên. Việc các bên trực
tiếp thương lượng sẽ rút ngắn thời gian giải quyết các tranh chấp lao động, hạn
chế tối đa những ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và cũng góp
phần tiết kiệm các chi phí tham gia quá trình hòa giải thông qua hòa giải viên
và hoạt động tố tụng.
Thứ sáu, theo
quy định của pháp luật lao động hiện hành về trình tự và nghĩa vụ của các bên
trong giải quyết tranh chấp lao động thì việc giải quyết tranh chấp lao
động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động
tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối
thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một
trong hai bên không thực hiện. Như các phân tích ở trên thì trong quá
trình giải quyết tranh chấp lao động thương ưu tiên việc thỏa thuận giữa các
bên trước khi có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp lao động. Vậy nên, chỉ khi các bên không thể tiến tới thỏa thuận
do một trong hai bên từ chối thương lượng,thương lượng nhưng không thành hoặc
thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện thì các cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền mới tham gia giải quyết các tranh chấp lao động đó để đảm bảo
giải quyết dứt điểm các tranh chấp lao động hạn chế những ảnh hưởng xấu có thể
xảy ra. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số: 1900.6248 
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG! Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân). Đinh Dư Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi: - Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 - Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248 Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: Mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động tập thể?' ( 10:33 | 15/12/2016 )
Mức phạt cọc khi tranh chấp hợp đồng dân sự có đặt cọc thế nào?' ( 09:45 | 29/11/2018 ) Đặt cọc nhưng không thỏa thuận mức phạt cọc cụ thể khi phát sinh tranh chấp liên quan đến thỏa thuận...
Nên giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án hay Trọng tài?' ( 01:58 | 01/11/2018 ) Thông thường nếu không thỏa thuận điều khoản giải quyết tranh chấp, khi có tranh chấp diễn ra, các...
Phân biệt tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể' ( 12:23 | 29/04/2018 )
Những tranh chấp về Lao động Tòa án có thẩm quyền giải quyết không?' ( 11:16 | 02/02/2018 )
|