Theo Điều 81 Luật HN&GĐ 2014,
quy định về quyền của cha mẹ đối với con cái sau ly hôn như sau: “cha mẹ vẫn
có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành
niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao
động và không có tài sản để tự nuôi mình…”
Theo quy định của pháp luật cũng
như theo lẽ thường tình thì yêu thương, chăm sóc và giáo dục tốt cho con cái là
điều kiện tiên quyết khi thực hiện quyền và nghĩa vụ làm cha mẹ, ngay cả khi
cha mẹ vẫn còn trong thời kỳ hôn nhân, đã quyết định ly hôn hay sau khi ly hôn.
Vậy trong trường hợp hai vợ chồng đều có đủ điều
kiện cũng như khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng con nhưng không ai muốn nuôi con chưa
thành niên thì làm như thế nào? Người cha, mẹ sau ly hôn có rất nhiều lý do để
không muốn nuôi con, trong đó lý do phổ biến nhất là muốn có cuộc sống mới mà
không còn liên quan gì đến gia đình cũ, kể cả đứa con với vợ (chồng) trước. Nếu
cả hai cha mẹ đều không muốn nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố thuận
lợi nhất đối với sự phát triển của đứa trẻ để quyết định ai là người sẽ trực tiếp
nuôi dưỡng con.
Như vậy, theo quy định của pháp
luật, người có quyền nuôi trẻ còn phụ thuộc vào điều kiện chăm nom, nuôi dưỡng
và giáo dục con cái. Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau để giúp trẻ
tìm được người chăm sóc và tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ. Các yếu
tố ấy bao gồm:
+ Điều kiện vật chất: ăn ở, sinh hoạt, điều kiện học
tập, vui chơi… phụ thuộc vào thu nhập, tài sản, chỗ ở của người muốn nuôi dưỡng
trẻ;
+ Điều kiện tinh thần: thời gian chăm sóc, dạy dỗ,
giáo dục trẻ, tình cảm dành cho trẻ từ trước đến nay,…;
+ Tư cách đạo đức, trình độ học vấn của người muốn
nuôi dưỡng trẻ.
Vì thế, để cho trẻ điều kiện sống và phát triển tốt
nhất, người nuôi trẻ phải thỏa những điều kiện trên. Khi ly hôn, Tòa án vẫn
giao cho cha hoặc mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Tuy nhiên, nếu cả
cha, mẹ đều không muốn nuôi con sau khi ly hôn tức là không đáp ứng đủ các điều
kiện xây dựng một môi trường sống tốt nhất cho trẻ thì Tòa án sẽ trao quyền
nuôi con cho người giám hộ theo quy định tại Khoản 4 Điều 84 Luật HN&GĐ để
tạo ra một môi trường phát triển thuận lợi nhất cho đứa con:
“Trong trường
hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án
quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của BLDS.”
.jpg)
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
Giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là giám
hộ do pháp luật quy định và mang tính bắt buộc được đặt ra đối với những người
thân thích của người chưa thành niên về điều kiện họ có đủ các điều kiện được
quy định tại Điều 49 BLDS năm 2015.
- Thứ nhất, anh, chị, em ruột
có thể thỏa thuận chọn ra một người làm giám hộ cho em chưa thành niên.
- Thứ hai, khi anh ruột, chị ruột
không thỏa thuận được ai là người giám hộ cho em chưa thành niên thì việc giám
hộ được thực hiện theo cơ chế đương nhiên, mang tính bắt buộc. Cụ thể là anh cả,
chị cả từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có điều kiện
cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ, phải là người giám hộ của em chưa
thành niên.
- Trong trường hợp không có
anh, chị, mẹ ruột hoặc anh, chị em ruột không đủ điều kiện làm người giám hộ
theo quy định thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại có đủ điều kiện phải là
người giám hộ cho cháu chưa thành niên. Trong trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại
đều còn sống, thì họ phải bàn bạc, thỏa thuận cử một bên làm giám hộ trên cở sở
cân nhắc điều kiện thực tế của mỗi bên.
- Trong trường hợp ông bà nội,
ông bà ngoại đều đã mất hoặc ông bà nội, ông bà ngoại còn sống nhưng đã quá già
yếu, không đủ điều kiện là người giám hộ cho cháu chưa thành niên, thì những
người thân thích khác là bác, chú, cô, cậu, dì (là anh, chị em của bố, hoặc mẹ
của người chưa thành niên) sẽ là người giám hộ cho cháu chưa thành
niên. Trong trường hợp người thân thích không có điều kiện làm giám hộ thì
áp dụng chế độ cử người giám hộ theo Điều 54 BLDS năm 2015.
Trong trường hợp cha mẹ đẻ, người thân
thích không có khả năng nuôi dưỡng bé thì người giám hộ, cha mẹ đẻ, người
thân thích có trách nhiệm báo cáo UBND cấp xã nơi trẻ em thường trú tìm gia
đình thay thế cho trẻ em. Nội dung này được cụ thể hóa tại điểm b, khoản 2,
Điều 15 Luật nuôi con nuôi 2015 như sau:
- UBND cấp xã
có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở UBND
trong thời hạn 60 ngày để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi.
- Nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi
thì UBND cấp xã xem xét, giải quyết. Hết thời hạn thông báo, niêm yết, nếu
không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì UBND cấp xã lập hồ sơ
đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình bản mới nhất do tòa án phát hành năm 2019' ( 12:29 | 27/03/2019 ) Theo quy định của luật hôn nhân gia đình thì việc ly hôn được chia thành hai loại: Thủ tục ly hôn... |
Thủ tục công nhận thuận tình ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân - gia đình' ( 03:45 | 25/03/2019 ) Pháp luật của Việt Nam công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không cấm hoặc đặt ra... |
Khi ly hôn, tài sản nào không bị chia đôi?' ( 11:28 | 15/03/2019 ) Thông thường mọi người sẽ nghĩ khi ly hôn mọi tài sản sẽ được chia đôi. Tuy nhiên, theo luật quy... |