Cụ thể, khoản 3 Điều 82 Luật HN&GĐ năm 2014 quy
định: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm
dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa
án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.” Như vậy, Tòa án có thẩm quyền
hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, quyết
định này của Tòa án phải dựa trên cơ sở luật định.
Khoản
1 Điều 85 Luật HN&GĐ năm 2014 đưa ra các trường hợp mà cha, mẹ bị hạn chế
quyền đối với con chưa thành niên gồm:
“a) Bị kết án về
một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với
lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản
của con;
c) Có lối sống đồi
trụy;
d) Xúi giục, ép
buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
Theo
đó, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có thể bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom
con khi rơi vào 4 trường hợp:
- Thứ nhất, cha, mẹ bị kết án về một trong
các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý
hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con. Cần chú ý ở trường hợp này, cha mẹ phải đã bị kết án về tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự của con chứ không phải của ai khác
và hành vi phạm tội với lỗi cố ý chứ không phải lỗi vô ý thì cha mẹ mới bị hạn
chế quyền đối với con.
Ví dụ:
người cha cho dù đã bị kết án về tội đặc biệt nghiêm trọng như Tội giết người
nhưng nạn nhân ở đây là người khác thì người cha vẫn có quyền nuôi dưỡng, chăm
sóc hay thăm nuôi con bình thường. Ngoài ra, các hành vi vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ đối với con có thể kể đến như cha mẹ dùng vũ lực hoặc những lời lẽ có
tính chất xúc phạm, hành hạ, ngược đãi con, bỏ rơi con, mặc cho con sống một cuộc
sống “thả nổi” trên các đường phố… Đó là những hành vi gây ảnh hưởng không nhỏ
tới sức khỏe và tinh thần của trẻ.
- Thứ hai,
trường hợp cha, mẹ phá tán tài sản của con. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản
được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi,
lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản
được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con (Điều 75
Luật HN&GĐ 2014). Trong nhiều trường hợp, cha, mẹ đã tự ý sử dụng tài sản
riêng này vào mục đích cá nhân khiến cho số tài sản đó bị phá tán, không thể lấy
lại được. Đây cũng là trường hợp được quy định làm căn cứ để hạn chế quyền đối
với con chưa thành niên.
- Thứ ba,
cha, mẹ có lối sống đồi trụy. Tức là, người làm cha, làm mẹ mà có lối sống ăn
chơi, trụy lạc, sống không lành mạnh, không quan tâm, lo lắng cho gia đình, vi
phạm các quy chuẩn về đạo đức. Nếu trẻ em chưa thành niên mà sống dưới sự giáo
dục hay phát triển trong những môi trường sống không lành mạnh như vậy thì sẽ
khó được đảm bảo quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, thêm vào đó có thể có những
suy nghĩ lệch lạc, bắt chước theo bố mẹ, ảnh hưởng đến nhân cách và sự phát triển
lành mạnh của trẻ. Do đó, việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con trong những
trường hợp này là cần thiết.
- Thứ tư,
cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Đây là trường hợp cha mẹ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của con cái để xúi giục,
ép buộc chúng thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm như trộm cắp, lừa đảo, chiếm
đoạt tài sản, cướp giật,…. Chính vì vậy, để tránh ảnh hưởng đến tâm lý, nhận thức,
hành vi của con cái sau này và cũng là để ngăn chặn các hành vi trái pháp luật
nói trên, việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên làcần thiết.
Thực chất việc hạn chế quyền thăm nom của cha mẹ nói
riêng và quyền của cha mẹ nói chung là chế tài của Luật HN&GĐ áp dụng đối với
hành vi có lỗi, hoặc phạm tội của cha, mẹ xâm phạm lợi ích của con. Khi áp dụng
biện pháp này, Tòa án phải cân nhắc thận trọng, chỉ quyết định tước quyền này của
cha, mẹ đối với con trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích của con.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình bản mới nhất do tòa án phát hành năm 2019' ( 12:29 | 27/03/2019 ) Theo quy định của luật hôn nhân gia đình thì việc ly hôn được chia thành hai loại: Thủ tục ly hôn... |
Thủ tục công nhận thuận tình ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân - gia đình' ( 03:45 | 25/03/2019 ) Pháp luật của Việt Nam công nhận quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, không cấm hoặc đặt ra... |
Khi ly hôn, tài sản nào không bị chia đôi?' ( 11:28 | 15/03/2019 ) Thông thường mọi người sẽ nghĩ khi ly hôn mọi tài sản sẽ được chia đôi. Tuy nhiên, theo luật quy... |