Các bài viết liên quan:
- Kết hôn đồng giới có được pháp luật cho phép?
- Sống chung như vợ chồng, khi chia tay chia tài sản như thế nào?
- Tiền trúng xổ số là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Căn cứ pháp lý:
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Theo như
thông tin mà bạn cung cấp, thì vợ chồng bạn thuận tình ly hôn và thỏa thuận với
nhau về vấn đề trực tiếp nuôi con và vấn đề cấp dưỡng. Theo đó, chồng bạn không
phải cấp dưỡng cho con chung. Tuy nhiên, hiện nay bạn muốn yêu cầu chồng mình
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Căn cứ
quy định tại Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về người có quyền yêu
cầu thay đổi nghĩa vụ cấp dưỡng.
Thứ nhất,
Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của
pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Thứ hai,
Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự,
có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
phải thực hiện nghĩa vụ đó:
- Người
thân thích;
- Cơ
quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ
quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội
liên hiệp phụ nữ.
Thứ ba,
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Tư vấn pháp luật miễn phí: 1900.6248
Ngoài
ra, căn cứ quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về nghĩa vụ
của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con
sau khi ly hôn
1. Cha,
mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung
với người trực tiếp nuôi.
2. Cha,
mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau
khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà
không ai được cản trở.
Cha, mẹ
không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng
xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp
nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Hướng giải quyết vụ việc
Như vậy,
trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền thỏa thuận và yêu cầu chồng cũ phải thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con về mức cấp
dưỡng, hình thức cấp dưỡng. Trường hợp không thỏa thuận được với nhau về
vấn đề cấp dưỡng, thì bạn có quyền yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng
bạn cư trú, yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Hồ sơ
yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề cấp dưỡng bao gồm các giấy tờ sau:
– Giấy
khai sinh của con
– Quyết
định ly hôn của tòa án
– Đơn khởi
kiện cấp dưỡng
– Chứng
minh nhân dân phô tô chứng thực.
– Sổ hộ
khẩu phô tô chứng thực.
– Giấy tờ
chứng minh thu nhập của chồng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248