Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân gia đình theo quy định của pháp luật. Vậy khi nào thì bị cấm kết hôn? Việc cha mẹ không cho con cái kết hôn có phạm luật không?
Bài viết liên quan:
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số:1900.6248
Thế nào là hôn nhân hợp
pháp?
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng
sau khi kết hôn. Quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ được pháp luật bảo vệ và tôn
trọng. Do đó, để quan hệ hôn nhân được coi là hợp pháp thì nam, nữ phải đáp ứng
được các điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình
2014:
- Độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở
lên;
- Ý chí: Kết hôn dựa hoàn toàn vào việc nam nữ phải tự nguyện
quyết định;
- Nam nữ đăng ký kết hôn phải là người có năng lực hành vi
dân sự;
- Không thuộc các trường hợp cấm kết hôn;
- Phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Nếu không đăng ký
thì việc kết hôn sẽ không có giá trị pháp lý.
- Nếu vợ chồng đã ly hôn thì bắt buộc phải đăng ký kết hôn lại
mới được coi là hôn nhân hợp pháp.
Ngoài ra, với những người cùng giới
tính thì Nhà nước không công nhận quan hệ hôn nhân này.
05 trường hợp không được
phép kết hôn
Cấm kết hôn là việc nam nữ không được
phép kết hôn. Việc kết hôn là vi phạm pháp luật và không được Nhà nước công nhận
là hôn nhân hợp pháp.
Để được công nhận là hôn nhân hợp
pháp, ngoài những quy định nêu trên thì hai người nam nữ phải không thuộc trường
hợp bị cấm kết hôn. Trong đó, Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định 07
trường hợp sau đây không được phép kết hôn:
- Kết hôn giả tạo. Đây là việc lợi dụng việc kết hôn để thực
hiện một mục đích nào khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình, tạo mối
quan hệ hôn nhân giữa nam nữ.
Theo đó, mục đích khác có thể là: Để xuất cảnh, nhập cảnh, hưởng
chế độ ưu đãi của Nhà nước…
- Tảo hôn: Là việc hai bên kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy
định.
- Cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn: Là việc dùng hành vi đe
dọa, lừa dối nhằm mục đích ép buộc người khác phải kết hôn với mình.
- Vi phạm chế độ một vợ, một chồng: Là việc đang có vợ, có chồng
mà chung sống như vợ, chồng hoặc kết hôn với người khác.
- Chung sống hoặc kết hôn với những người không được phép:
+ Những người cùng dòng máu trực hệ, có phạm vi ba đời;
+ Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi hoặc đã từng là cha mẹ nuôi
với con nuôi;
+ Giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể;
+ Giữa cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của
chồng;
- Có hành vi yêu sách, đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng
và coi đó là điều kiện để kết hôn;
- Lợi dụng kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động,
xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số:1900.6248
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (nguồn ảnh: Internet)
Cha mẹ có được cấm đoán
con cái kết hôn không?
Theo quy định nêu trên, việc đăng ký
kết hôn là do hai bên nam nữ tự nguyện đăng ký, quyết định. Chỉ cần việc kết
hôn không vi phạm những quy định nêu trên thì hai người nam nữ có thể tự mình
quyết định đăng ký kết hôn.
Lưu ý: Việc kết hôn bắt buộc phải được đăng ký và do cơ quan
có thẩm quyền thực hiện. Nếu không, quan hệ hôn nhân đó sẽ không được công nhận
và không có giá trị pháp lý.
Còn việc cha mẹ cấm đoán sẽ không ảnh
hưởng đến quyền được đăng ký kết hôn của con cái. Tuy nhiên, dù không ảnh hưởng
nhưng trong mối quan hệ gia đình, việc có sự đồng ý của cha mẹ cũng rất quan trọng.
Đặc biệt là trong xã hội Việt Nam luôn đề cao chữ hiếu.
Bị cấm kết hôn, con cái
có được tự mình đăng ký không?
Bởi việc đăng ký kết hôn hoàn toàn do
hai bên tự nguyện, được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ theo Điều 5 Luật Hôn
nhân và gia đình 2014.
Ngoài ra, Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định, cá nhân
có quyền kết hôn khi đủ điều kiện. Do đó, nếu bị ngăn cản kết hôn thì con cái
có thể tự mình quyết định việc đăng ký.
Theo đó, hai người nam nữ cần chuẩn bị
đầy đủ các giấy tờ theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
- Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc
giấy tờ khác có dán ảnh;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú
cấp.
Trường hợp đã từng kết hôn thì phải nộp thêm Quyết định ly
hôn của Tòa án.
Lưu ý là: Khi đăng ký kết hôn, hai người phải cùng có mặt tại
nơi cấp giấy mà không được ủy quyền cho người khác.
Cấm con kết hôn, cha mẹ
có thể bị phạt đến 03 năm tù
Nếu cha mẹ dùng cách hành hạ, ngược
đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác để cố tình
ngăn cản không cho con cái kết hôn thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Khi
đó, cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự tùy
vào tính chất của hành vi ngăn cấm.
Xử phạt hành chính
Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người nào
ngăn cấm người khác kết hôn tự nguyện, tiến bộ bằng các hành vi nêu trên thì bị
phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Chịu trách nhiệm hình sự
Không chỉ vậy, nếu hành vi nêu trên đã bị xử phạt hành chính
nhưng vẫn tiếp tục vi phạm thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm theo quy định tại Điều 181 Bộ luật
Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Như vậy, việc cha mẹ ngăn cản hôn
nhân tự nguyện, tiến bộ của con cái không chỉ gây mất đoàn kết trong gia đình
mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số:1900.6248
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Khi nào không đăng ký kết hôn vẫn là vợ chồng hợp pháp?' ( 04:54 | 14/05/2019 )
Hiện nay, không thiếu các trường hợp không đăng ký kết hôn nhưng vẫn chung sống với nhau như vợ...
Không đăng ký kết hôn có làm được giấy khai sinh cho con?' ( 09:24 | 28/02/2019 )
Hiện nay, có nhiều bà mẹ, ông bố đơn thân muốn làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn....
Kết hôn vắng mặt có được không?' ( 04:32 | 08/01/2019 )
Câu hỏi: Xin chào luật sư, do phải đi công tác xa mà cả hai nhà đã xem ngày đẹp để đăng ký kết hôn...\
Kết hôn đồng giới có được pháp luật cho phép?' ( 09:45 | 29/06/2019 )
Anh K và anh H muốn trở thành vợ chồng, tuy không được gia đình đồng ý nhưng hai người vẫn tổ chức...