Trả
lời:
Như chúng ta đã biết, sau vụ việc thương tâm xảy ra tại
trường Gateway mới lộ ra thông tin trường Gateway và rất nhiều trường khác
không phải là trường quốc tế nhưng tự gắn mác quốc tế trong suố một thời gian
dài mà không hề bị lộ.
Phải chăng họ nắm bắt được tâm lý hướng ngoại của người
Việt, mong muốn con cái mình được học trường “quốc tế” sau này sẽ có một tương
lai tươi sáng và có khả năng sẽ được tiếp thu được những kiến thức mang tầm quốc
tế.
Nói đến trường quốc tế thì tại Việt Nam vẫn chưa có
quy định nào cụ thể về khái niệm trường quốc tế nên chúng ta chưa thể đưa trích
dẫn ra được quy định như thế nào là trường quốc tế tại Việt Nam. Hiện nay, các
loại hình nhà trường trong hệ thống giao dục tại nước ta bao gồm: trường công lập;
dân lập; tư thục và chưa hề có quy định
về loại hình trường quốc tế là như thế nào.
Như vậy, việc các trường tại Việt Nam tự ý gắn mác quốc
tế là một hành vi vi phạm pháp luật. Việc tự ý gắn nhãn “quốc tế” vừa gây hiểu
lầm về mặt tên gọi, thương hiệu, vừa mang tính chất vi phạm quy định trong
ngành giáo dục.
Sau vụ việc của Gateway, nhiều trường bị phát hiện tự gắn mác "quốc tế"
Bên cạnh đó, việc tự ý gắn mác gây hiểu lầm trên cũng
có thể bị xử lý về việc quảng cáo. Căn cứ Điểm b Khoản 5 điều 51 Nghị định
158/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể
thao, du lịch và quảng cáo. Theo đó: “Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công
chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa
dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được
quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69
và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này;” thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng.
Tuy nhiên, đối với những cá nhân, pháp nhân vẫn tái phạm
sau khi bị xử phạt về việc gắn mác trên thì có thể vị truy cứu trách nhiệm hình
sự về tội danh “Tội quảng cáo gian dối” Căn cứ theo Điều 197 Bộ luật hình sự
2015:
“1. Người nào quảng cáo gian dối về
hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết
án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm.
2. Người
phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”