Sau khi ly hôn, người vợ là người trực tiếp nuôi con. Nhưng đến nay, người vợ muốn kết hôn với chồng mới thì có thể trao quyền nuôi con lại cho chồng cũ được không?
Bài viết liên quan
- Trường hợp thứ nhất: Người chồng đồng ý nuôi con
Theo quy định tại Điều 84 Luật HN- GĐ năm
2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con khi ly hôn như
sau:
“1. Trong trường hợp có
yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này,
Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có
một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con
phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng
của con từ đủ 07 tuổi trở lên.”
Trong trường hợp này, khi
người vợ không muốn nuôi con nữa có thể thỏa thuận với người chồng về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sao
cho phù hợp với lợi ích của con nhất.
-Trường hợp thứ hai: người chồng không muốn
nhận nuôi con hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con.
Đối với trường hợp người vợ không muốn
nuôi con và người chồng cũng không muốn nhận lại việc nuôi con hoặc không đủ điều
kiện để nuôi con thì căn cứ vào Khoản 4 Điều 4 luật HN- GĐ năm 2014:
“ Trong trường hợp xét thấ cả cha và mẹ đều
không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người
giám hộ theo quy định của BLDS”
Pháp luật miễn phí: 19006248( Nguồn ảnh: Internet)
BLDS năm 2015 quy định về thứ tự ưu tiên của
người giám hộ đương nhiên như sau:
” 1. Anh ruột là anh cả hoặc chị
ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện
làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ
trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này
thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này
thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám
hộ.”
Như vậy thứ tự ưu tiên lần lượt là anh,
chị ,em ruột, ông nội, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác sẽ là người giám hộ cho
cháu chưa thành niên. Trong trường hợp người thân thích không có điều kiện làm
giám hộ thì áp dụng cử người làm giám hộ theo Điều 54 BLDS năm 2015.
Còn
trong trường hợp cha mẹ đẻ, thân thích không có khả năng không có khả năng nuôi
dưỡng bé thì người giám hộ, cha, mẹ đẻ, người thân thích có trách nhiệm báo cho
UBND cấp xã nơi tre em thường trú tìm gia đình thay thế. Nội dung này được cụ
thể hóa tại Điểm b Khoản 2 Điều 15 Luật nuôi con năm 2010 như sau:
“b) Trường hợp trẻ
em mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích
nhưng không có khả năng nuôi dưỡng thì người giám hộ, cha mẹ đẻ, người thân
thích có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em thường trú tìm
gia đình thay thế cho trẻ em. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hỗ trợ nuôi
dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong thời hạn
60 ngày để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi; nếu có người trong nước nhận trẻ
em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết. Hết thời hạn
thông báo, niêm yết, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì
Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;”
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Tranh chấp về quyền nuôi con khi không có đăng ký kết hôn dược giải quyết như thế nào?
Hỏi: Dạ chuyện là năm 2017 tôi 15 tuổi chưa đủ tuổi kết hôn nhưng vì suy nghĩ nông cạn nên đã kết...
Ông, bà có được giành quyền nuôi cháu không?
Ông bà có thể kiện đòi giành quyền nuôi cháu khi thấy cha (mẹ) cháu không đủ điều kiện để nuôi dưỡng...
Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con
Khi ly hôn, con chung sẽ được giao cho bố hoặc mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục...