1. Cơ sở pháp lý:
-
Bộ luật Dân sự 2015;
- Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
-
Luật
Hôn nhân và Gia đình 2014.
2. Nội dung tư vấn:
Theo khoản 15 Điều
3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, “Ly hôn
là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật của Tòa án.” Khi mục đích hôn nhân không đạt được, đời
sống vợ chồng không thể duy trì thì nhiều người lựa chọn ly hôn là cách giải
quyết. Quyền yêu cầu ly hôn được quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia
đình 2014:“ vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền
yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.
Theo
quy định của Luật
Hôn nhân và Gia đình 2014, có
hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và ly hôn
đơn
phương. Trong đó, ly hôn đơn phương là trường hợp chỉ một trong hai bên vợ,
chồng có nguyện vọng ly hôn, hoặc cả hai có nguyện vọng ly hôn nhưng có tranh
chấp với nhau về tài sản/con cái. Những vụ ly hôn theo nhóm này có trình thự
giải quyết phức tạp hơn so với ly hôn thuận tình.
Với trường
hợp ly hôn đơn phương, về nguyên tắc phía nguyên đơn bắt buộc phải cung cấp
địa chỉ của bị đơn – người chồng/vợ của họ cho Tòa án. Tuy nhiên khi phía
nguyên đơn không biết được nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì thủ tục ly hôn
của họ vẫn có thể được tiến hành theo một trong hai cách sau:
Cách
1: Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn có nơi ở, làm việc cuối
cùng.
Theo quy định tại
điểm a, khoản 1, Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:
“1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án
giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,
lao động trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu không biết nơi cư
trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị
đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải
quyết;”
Như vậy, trong trường hợp không xác định được chỗ ở hiện tại của
bị đơn nên không thể nợp đơn tại Tòa nơi bị đơn đang cư trú thì nguyên đơn có
thể nộp đơn ly hôn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc cuối cùng. Tuy
nhiên, khi thực hiện theo cách này, nguyên đơn sẽ mất rất nhiều thời gian,
công sức và gặp những khó khăn nhất định khi phải tiến hành rất nhiều
thủ tục để chứng minh được nơi cư trú cuối cùng của bị đơn. Cụ thể:
- Theo quy định
tại Điều 79 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thì
nguyên đơn phải cung cấp chứng cứ để chứng minh được nơi cư trú cuối cùng của
bị đơn. Để làm được điều này, nguyên đơn phải tới các cơ quan nhà nước và cơ
quan làm việc cuối cùng để xác định được nơi cư trú cuối cùng của bị đơn.
- Chứng minh nơi
cư trú của bị đơn theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự:
“1. nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên
sinh sống; 2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo qui
định tại khoản 1 điều này thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống”.
Nếu ly hôn đơn
phương có tranh chấp về tài sản thì nguyên đơn có thể nộp đơn tại Tòa án nơi bị
đơn có tái sản để giải quyết. Nguyên đơn cần đưa ra chứng cứ chứng minh được tài
sản nơi tòa thụ lý là tài sản của bị đơn ( tài sản này có thể là tài sản riêng
của bị đơn hoặc là tài sản chung của bị đơn với người khác kể cả nguyên đơn).

Tổng đài tư vấn luật Hôn nhân và Gia đình - 1900.6248
Cách
2: Nguyên đơn tiến hành thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích để
xin ly hôn
Điều 56 Luật Hôn
nhân và Gia đình 2014 quy định các trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên,
trong đó khoản 2 có quy định:
“2.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu
cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.”
Nếu nguyên đơn cung
cấp thông tin, chứng cứ gì về bị đơn và không biết về nơi cư trú, làm việc cuối
cùng của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu giải quyết ly hôn thông qua việc
yêu cầu Tòa án tuyên bộ người vợ/chồng của mình đã mất tích.
Tuyên bố một người mất
tích được quy định tại Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 68. Tuyên bố mất tích
1.
Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện
pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng
vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo
yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó
mất tích.
Thời
hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không
xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu
tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được
ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên
của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
2.
Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án
giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.”
Khi lựa chọn cách giải
quyết này, nguyên đơn cần cân nhắc về các yếu tố sau:
+ Điều kiện về thời gian để tuyên bố một người
mất tích là 02 năm liền trở lên.
+ Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp
thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn
không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, nguyên đơn nên cân nhắc
một trong hai cách thức trên để có thể tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương.