Hóa đơn được sử dụng với các mục đích như: xác định giao dịch giữa các
bên, dùng để quản lý doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước, hay để sử dụng với
mục đích khấu trừ thuế của các doanh nghiệp.
Theo quy định, hóa đơn sẽ được lập với đầy đủ các tiêu thức như:
- Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn.
- Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã
số thuế của người mua”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
- Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng,
đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo
phần bỏ trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập
bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.
- Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”.
- Tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”.
- Đồng tiền ghi trên hóa đơn.
Và quan trọng nhất, tại tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ
họ tên)”, các doanh nghiệp thường hay chú ý tới phần con dấu. Thường trên hóa
đơn con dấu được đóng là con dấu tròn, tuy nhiên với một số doanh nghiệp, hóa
đơn lại được đóng dấu vuông hay với các hình dáng khác nhau. Vậy những hóa đơn
đó có hợp pháp?

Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6248
Căn cứ quy định tại Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì tại tiêu thức
“người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)” được ghi như sau:
“...Trường hợp thủ trưởng đơn vị
không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng
đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của
tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn...”
Và Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về con dấu của
doanh nghiệp như sau:
“1. Doanh nghiệp có quyền quyết
định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con
dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp....”
Và Khoản 2 Điều 12 Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“...2. Mẫu con dấu doanh nghiệp
được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng
khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và
kích thước....”
Theo đó, pháp luật hiện nay cho doanh nghiệp tự mình quyết định về hình
thức con dấu. Con dấu có thể có hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác.
Mặc dù doanh nghiệp tự quyết định tuy nhiên trước khi sử dụng doanh nghiệp vẫn
phải thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng
thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, với những căn cứ nêu trên thì với một số doanh nghiệp có hình
dáng con dấu không phải là hình tròn thì việc sử dụng con dấu này để đóng trên
hóa đơn là phù hợp với quy định pháp luật.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Các mức phạt trong trường hợp chậm nộp, trốn thuế mới nhất Các mức phạt trong trường hợp chậm nộp, trốn thuế mới nhất. Xử phạt vi phạm hành chính trong trường... |
Quy định mới nhất về Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế Quy định mới nhất về Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế, Gian lận, trốn thuế |