Hiện nay, việc kết hôn vói người nước ngoài đang diễn ra rât phổ biến. Tuy nhiên, không phải cuộc hôn nhân nào cung hạnh phúc, do sự bất đồng trong văn hóa, lối sống, quan điểm. Vậy nếu trường hợp mâu thuẫn đã được đẩy lên quá cao, dẫn đến y hôn, thì cần phải tiến hành các thủ tục như thế nào?
1/ Cơ sở pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
2/ Nội dung tư vấn
Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về căn cứ
đơn phương ly hôn như sau:
“Điều 56. Ly
hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly
hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu
có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm
nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt
được.
2. Trong trường hợp vợ
hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có
yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Theo đó, nếu cuộc sống hôn nhân của
vợ chồng bạn có vấn đề, có căn cứ cho rằng cuộc hôn nhân rơi vào tình trạng trầm
trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được
thì bạn có thể yêu cầu để tòa án giải quyết đơn phương ly hôn. Khi đó, bạn
có thể căn cứ vào chứng cứ có được về sự vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ/chồng
của mình, về tình trạng trầm trọng của hai vợ chồng để làm căn cứ yêu cầu đơn
phương ly hôn. Nếu cả 2 vợ chồng có thể thống nhất được cùng đồng ý ly hôn, tự
chia được tài sản hoặc không yêu cầu tòa chia tài sản và đã thỏa thuận được người
nuôi con và người cấp dưỡng cho con thì Tòa sẽ xác định đây là trường hợp ly
hôn thuận tình.
Về hồ sơ ly hôn với người nước
ngoài cần có:
-
Đơn khởi kiện ly hôn
-
Bản chính Giấy chứng nhận kết
hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản
sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
-
Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
Hộ khẩu (bản sao chứng thực).
-
Bản sao Giấy khai sinh của con
(nếu có con).
-
Bản sao chứng thực chứng từ,
tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
-
Hồ sơ tài liệu chứng minh việc
một bên đang ở nước ngoài (nếu có)

Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6248
Về thẩm quyền giải quyết đơn
phương ly hôn với người nước ngoài:
Theo điểm d khoản 1 Điều 469 Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp:
“Điều 469. Thẩm
quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài
1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau
đây:
a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm
ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có
trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại
diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh,
văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ
Việt Nam;
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn
hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú,
làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà
việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của
quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên
lãnh thổ Việt Nam;
e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà
việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam
nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam
hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
2. Sau khi xác định thẩm quyền của
Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại
Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.”
Theo Khoản 3 Điều 35 Bộ luật
tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Những tranh chấp, yêu cầu quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần
phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều này.”
Theo Điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật
này cũng quy định:
“Tranh chấp về dân sự, hôn nhân
và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30
và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này.”
Như vậy, thẩm quyền giải quyết
tranh chấp về hôn nhân và gia đình, cụ thể là giải quyết đơn phương ly hôn mà một
bên ở nước ngoài trong trường hợp này thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi một
bên cư trú ở Việt Nam. Khi đó, một bên sinh sống ở Việt Nam có quyền nộp hồ sơ
đã chuẩn bị đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú để yêu cầu giải quyết tranh
chấp về hôn nhân này.
Về thủ tục ly hôn với người
nước ngoài được tiến hành theo các bước sau:
-
Nộp hồ sơ xin ly hôn (thuận
tình ly hôn hoặc đơn phương ly hôn) tại TAND có thẩm quyền.
-
Trong thời hạn 07-15 ngày, nếu
xét hồ sơ hợp lệ và đúng thẩm quyền, Tòa án thụ lý đơn, ra thông báo nộp tiền tạm
ứng án phí.
-
Nộp án phí cùng biên lai tạm ứng
án phí cho Tòa án.
-
Trường hợp đơn phương ly hôn,
Tòa án thụ lý vụ án ly hôn và ra thông báo thụ lý vụ án gửi Viện kiểm sát cùng
cấp và bị đơn (người có liên quan).
-
Tòa án tiến hành hòa giải.
-
Tòa án triệu tập
các bên và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật.