Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật

(Số lần đọc 1081)
Chào Luật sư, tôi muốn hỏi về một vấn đề như sau: Hai vợ chồng tôi kết hôn đã lâu nhưng lại hiếm muộn, nên chúng tôi muốn nhận nuôi con nuôi. Vậy để có thể nhận con nuôi thì vợ chồng tôi cần phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào và thực hiện những thủ tục gì theo quy định pháp luật?

Luật Hồng Thái xin đưa ra câu trả lời tư vấn anh/chị về vấn đề này như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

Luật nuôi con nuôi năm 2010

2/ Nội dung tư vấn

* Về điều kiện

Theo Điều 8, Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về người được nhận làm con nuôi:

“Điều 8. Người được nhận làm con nuôi

1. Trẻ em dưới 16 tuổi.

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.”

Theo đó, người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em duối 16 tuổi, nếu là người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi thì chỉ được cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Mỗi người thì chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc một cặp vợ chồng.

Điều 14, Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về người nhận con nuôi:

“Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.”

Như vậy, để có thể nhận con nuôi, thì người nhận con nuôi cần phải đáp ứng được các điều kiện như quy định tại Điều 14 nêu trên.

Về việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thì thực hiện theo các điều kiện quy định tại Điều 28 và Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2010.

con-nuoi.jpg

Luật sư tư vấn,  đại diện ngoài tố tụng - 0982033335 (Nguồn ảnh: Internet)

* Về trình tự thủ tục nhận nuôi con nuôi

Công dân có nhu cầu nhận con nuôi nhưng lại chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký tại Sở tư pháp nơi người đó thường trú, ai có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó thường trú để xem xét, giải quyết.

Hồ sơ của người nhận con nuôi, theo quy định tại Điều 17 Luật nuôi con nuôi 2010 bao gồm:

“1. Đơn xin nhận con nuôi;

2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

3. Phiếu lý lịch tư pháp;

4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

5. Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.”

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi theo quy định tại Điều 18 Luật này bao gồm:

“1. Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:

a) Giấy khai sinh;

b) Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

c) Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

d) Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;

đ) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

2. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi sống tại gia đình; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được giới thiệu làm con nuôi sống tại cơ sở nuôi dưỡng.”

Các hồ sơ này sẽ được nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc người nhận nuôi con nuôi thường trú. Hồ sơ đủ hợp lệ sẽ được giải quyết trong vòng 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ.

Trong trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, hồ sơ của người nhận con nuôi phải được lập thành 02 bộ, gồm có:

1. Đơn xin nhận con nuôi;

2. Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

3. Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

4. Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

5. Văn bản xác nhận tình trạng sức khoẻ;

6. Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

7. Phiếu lý lịch tư pháp;

8. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

9. Trong một số trường hợp đặc biệt cần có thêm: bảo sao công chứng, chứng thực giấy tờ chứng minh là cha dượng, mẹ kế, cô, dì, chú, bác, cậu ruột của người được nhận làm con nuôi; giấy tờ chứng minh trẻ em nhận nuôi là người khuyết tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo;….

Hồ sơ này nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài được lập thành 03 bộ, gồm có:

1. Bản sao công chứng, chứng thực giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh;

2. Giấy khám sức khỏe của cơ sở khám, chữa bệnh cấp quận, huyện trở lên cấp;

3. Hai ảnh chụp thẳng, toàn thân của người được nhận làm con nuôi;

4. Một số giấy tờ khác: biên bản xác nhận của chính quyền địa phương đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của bố mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố về việc bố mẹ đẻ bị mất tích hoặc bị chết hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; quyết định tiếp nhận của cơ sở nuôi dưỡng đối với những trẻ em đang được nuôi dưỡng bởi một đơn vị khác (ví dụ: làng trẻ mồ côi SOS, cô nhi viện,…)

5. Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

6. Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm nhận nuôi khác trong nước nhưng không thành.

Hồ sơ này nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.

26d5bf8a1b77fa29a366.jpg 

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP 

TRÂN TRỌNG!

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Minh Hằng

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn  của chúng tôi:

Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Trân trọng cảm ơn!

Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:

Người nước ngoài muốn nhận nuôi con nuôi Việt Nam cần điều kiện và thủ tục như thế nào ?' ( 09:14 | 02/06/2018 )




Các trường hợp người nước ngoài được nhận con nuôi đích danh?' ( 08:48 | 02/06/2018 )





Hồ sơ của người nước ngoài nhận con nuôi Việt Nam?' ( 09:29 | 02/06/2018 )
Nhận con nuôi không những đáp ứng nhu cầu chính đáng của các cặp vợ chồng mà còn có ý nghĩa nhân văn...



Thủ tục đăng ký nhận con nuôi trong nước' ( 10:17 | 04/09/2018 )
Ngày nay, xu hướng nhận con nuôi ngày càng tăng cao trong các gia đình Việt. Nhiều người muốn nhận...



Có được để toàn bộ di sản cho con nuôi không?' ( 03:42 | 26/10/2019 )
Nhiều khi con nuôi còn gần gũi, chăm sóc cha mẹ tận tâm hơn con đẻ. Vậy nếu vì thế cha mẹ nuôi muốn...


TAGs:nhận con nuôi

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi dưỡng con sau ly hôn được quy định như thế nào?
Khi nào được phép kết hôn?
Hướng dẫn thủ tục ly hôn chi tiết?
Thủ tục thuận tình ly hôn nhanh nhất?
Ly hôn có được đền bù tuổi thanh xuân không?
Ai là người được quyền nuôi dưỡng con sau ly hôn ?
Trăn trở của bao cặp vợ chồng: Có nên ly hôn khi không còn tình cảm?
Có nên ly hôn? Thế nào là ly hôn hạnh phúc?
Khi chồng thường xuyên phát ngôn 6 câu này, nghĩa là anh ta muốn ly hôn rồi đấy!
Nếu chồng của bạn thường xuyên nói những cụm từ này, nó là dấu hiệu cho thấy anh ấy đã không còn yêu bạn và muốn ly hôn.
Câu chuyện tình nghĩa vợ chồng, bạn nên đọc để cữu vãn hôn nhân?
Ngay cả khi bạn đang trong một mối quan hệ hay không, bạn cũng nên đọc câu chuyện này. Đây không phải câu chuyện về người thứ ba, mà là về tình nghĩa vợ chồng.
 
Tin nhiều người quan tâm
Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?
 
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu?
Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc...
 
Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật về cư trú, trẻ sinh ra phải được nhập hộ khẩu cho trong thời hạn 60 ngày...
 
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Theo quy định của pháp luật, một doanh nghiệp có thể đăng ký tối đa bao nhiêu chi nhánh? Cùng Luật...
 
BỆNH NHÂN TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BÁC SĨ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHÔNG?
Bác sĩ là một nghề yêu cầu về bằng cấp, máy móc, yêu cầu kiểm định gắt gao vô cùng để có thể hành...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software