Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ không còn là hình thức kinh doanh xa lạ mà đã trở lên rất phổ biến và là nhu cầu tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập toàn cầu hiện nay. Không thể phủ nhận rằng xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của cả nước. Bên cạnh những hình thức nhập khẩu, xuất khẩu phổ biến, chúng ta còn biết đến một hình thức khác trong kinh doanh xuất nhập khẩu là tạm nhập tái xuất. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn có xu hướng vận dụng hình thức tạm nhập tái xuất làm chủ đạo trong kinh doanh do những lợi ích mà hình thức này mang lại. Vậy tạm nhập tái xuất là gì và có các hình thức tạm nhập tái xuất nào?
1/ Căn cứ
pháp lý
Luật Hải quan năm 2014
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định
chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương.
2/ Nội dung
tư vấn
1. Tạm nhập tái xuất là gì?
Tạm nhập có thể được hiểu đơn giản là việc nhập khẩu
hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn vào lãnh thổ Việt Nam. Thông thường, hàng
hóa sau khi được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được lưu lại tại quốc gia đó
để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh
nghiệp nhập khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường Việt
Nam. Tuy nhiên, với trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục
đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất
khẩu sang nước thứ ba.
Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Sau
khi hàng hóa được làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất
khẩu lại tới một quốc gia khác. Bản chất, hàng hóa này được xuất khẩu hai lần,
xuất khẩu đi từ nước đầu tiên sau đó tạm nhập khẩu vào Việt Nam và lại xuất khẩu
sang một nước khác nên gọi là tái xuất.
Như vậy, căn cứ theo quy định tại Luật Hải
quan năm 2014 và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, khái niệm tạm nhập
tái xuất được hiểu là việc một thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ một
quốc gia, được làm đầy đủ thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó
thương nhân Việt Nam làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đã nhập khẩu này sang
một quốc gia khác hoặc có thể là chính quốc gia đã xuất khẩu ban đầu. Đồng thời,
hàng hóa tạm nhập tái xuất này theo hình thức kinh doanh thì có thời gian lưu lại
tại Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ
tục tạm nhập qua khu vực hải quan.
2. Các hình thức tạm nhập tái xuất
Theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, hiện
nay có 05 hình thức tạm nhập tái xuất:
Một là, tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh
doanh
Kinh doanh tạm nhập tái xuất là hình thức kinh
doanh được thực hiện tại Việt Nam nhưng thương nhân phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
* Đối với hàng hóa kinh doanh có điều kiện:
– Nhóm hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện:
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định về danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập
tái xuất có điều kiện bao gồm
+ Nhóm hàng thực phẩm đông lạnh: ví dụ như thịt và
phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ; ruột, bong bóng và dạ dày động vật… (
chi tiết Phụ lục VII Nghị định 69/2018/NĐ-CP)
+ Nhóm hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt : bia sản
xuất từ malt; rượu vang từ nho tươi; xì gà; thuốc lá…( Phụ lục VIII Nghị định
69/2018/NĐ-CP)
+ Nhóm hàng hóa đã qua sử dụng: Tủ kết đông, loại
cửa trên, dung tích không quá 800 lít; Máy làm khô quần áo; Máy hút bụi… (
Phụ lục IX Nghị định số 69/2018/NĐ-CP)
– Quy định điều kiện kinh doanh: Để kinh
doanh tạm nhập tái xuất nhóm hàng hóa kinh doanh có điều kiện thì thương nhân
Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp
luật doanh nghiệp và được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái
xuất hàng hóa.
+ Một số hạn chế với doanh nghiệp kinh doanh tạm
nhập tái xuất: Không được ủy thác, nhận ủy thác tạm nhập tái xuất đối với hàng
hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện; không chuyển loại hình kinh doanh từ tạm nhập
tái xuất sang hình thức nhập khẩu nhằm mục đích tiêu thụ nội địa những hàng hóa
tạm nhập tái xuất có điều kiện.
+ Với vận đơn đường biển của hàng hóa tạm nhập tái
xuất: Phải là vận đơn đích danh ghi rõ Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của
doanh nghiệp hoặc số Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp
đối với hàng hóa đã qua sử dụng.
* Đối với hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, tạm dừng xuất
nhập khẩu hoặc chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam
Doanh nghiệp muốn kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái
xuất thuộc loại hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu; tạm dừng xuất nhập khẩu hay
hàng hóa chưa được pháp lưu hành, sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam hoăc hàng hóa
chịu sự quản lý bằng các biện pháp hạn ngạch xuất nhập khẩu, thuế quan.. thì phải
được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất.
* Đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất nằm ngoài phạm
vi 02 loại hàng hóa nêu trên: Thương nhân Việt Nam được thưc hiện thủ tục tạm
nhập tái xuất tại các cơ quan hải quan.
* Lưu ý:
– Thương nhân là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài thì không được thực hiện hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất, thay vào
đó có thể tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn; tái
chế, bảo hành…
– Khi vận chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất bằng
container trừ những trường hợp bắt buộc phải thay đổi, chia nhỏ hàng hóa theo
yêu cầu thì các chủ thể liên quan không được phép chia nhỏ hàng hóa, đồng thời
cơ quan hải quan sẽ kiểm soát hàng hóa từ khi tạm nhập vào Việt Nam tới khi được
tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
– Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại
Việt Nam: Không quá 60 ngày, kể từ khi hoàn thành xong thủ tục tạm nhập. Nếu cần
kéo dài thời hạn thời gian gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày, không quá 02 lần
gia hạn và phải có văn bản đề nghị được gia hạn gửi tới Chi cục Hải quan nơi
thương nhân làm thủ tục tạm nhập hàng hóa tạm nhập tái xuất.
– Do là hình thức tạm nhập tái xuất nên thương
nhân kinh doanh cần thưc hiện trên hai hợp đồng riêng biệt. Đối với nước xuất
khẩu ban đầu thì làm hợp đồng nhập khẩu, đối với nước mà thương nhân Việt Nam
tái xuất hàng hóa thì làm hợp đồng xuất khẩu. Thời gian làm hợp đồng xuất khẩu
có thể trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.

Luật sư tư vấn, đại diện ngoài tố tụng - 0982033335 (Nguồn ảnh: Internet)
Hai là, tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành,
bảo dưỡng, thuê, mượn
Thương nhân Việt Nam có quyền ký kết hợp đồng với
thương nhân nước ngoài về hàng hóa tạm nhập tái xuất với mục đích bảo hành, bảo
dưỡng, thuê, mượn trừ trường hợp là hàng hóa thuộc diện cấm xuất nhập khẩu, tạm
ngừng xuất nhập khẩu. Sau khi tiến hành bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hàng
hóa tạm nhập tái xuất trong một khoảng thời gian nhất định thì thương nhân nước
ngoài lại tiếp tục tái xuất hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Khác với trường hợp kinh doanh hàng hóa tạm nhập
tái xuất, hình thức ký kết hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn không quy định
cụ thể về thời gian hàng tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam. Do tùy từng
trường hợp, mặt hàng cụ thể, trang thiết bị, trình độ, nhu cầu mà thời gian bảo
hành, bảo dưỡng, thuê mượn không thể ấn định một cách cụ thể. Trường hợp này
các bên thương nhân có quyền tự thỏa thuận với nhau một khoảng thời gian hợp lý
trong hợp đồng ký kết.
Ba là, tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành
theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài
Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu
của thương nhân nước ngoài được hiểu là thương nhân nước ngoài đặt hàng với
thương nhân Việt Nam vê việc tái chế, bảo hành hàng hóa đích danh cho thương
nhân nước ngoài chỉ định. Sau khi tái chế, bảo hành thì thương nhân Việt Nam sẽ
xuất trả lại hàng hóa đó cho chính thương nhân nước ngoài đã đặt hàng. Hoạt động
tạm nhập tái xuất theo hình thức này được thưc hiện tại các cơ quan Hải quan và
không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
Điểm khác biệt của hình thức này so với hai hình
thức trên là hàng hóa sau khi tạm nhập vào Việt Nam để tái chế, bảo hành thì sẽ
được tái xuất trở lại chính thương nhân nước ngoài đã xuất khẩu ban đầu sang
cho Việt Nam chứ không phải là tái xuất sang nước thứ ba hay một thương nhân nước
ngoài nào khác như hai hình thức trên.
Bốn là, tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày,
giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
Do nhu cầu của xúc tiến thương mại, trong một số
trường hợp hàng hóa tạm nhập tái xuất được đưa vào lãnh thổ Việt Nam mục đích
ban đầu không nhằm kinh doanh kiếm lời mà để phục vụ cho nhu cầu trưng bày, giới
thiệu sản phẩm hoặc tham gia tại các triển lãm, hội trợ. Mục đích của hình thức
tạm nhập tái xuất này là đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, kích cầu
giao thương trong và ngoài nước. Do đó, hình thức này cũng không yêu cầu phải
có Giấy phép tạm nhập, tái xuất mà chỉ phải thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất
khẩu tại cơ quan hải quan.
Ngoài ra, khi tạm nhập tái xuất để trung bày, giới
thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thì thương nhân Việt Nam và thương nhân nước
ngoài cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định riêng về việc trưng bày, giới thiệu
sản phẩm, quy định của triển lãm, hội trợ.
Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại
Việt Nam theo hình thức này cũng không quy định cụ thể nhưng thông thường sẽ
tuân theo khoảng thời gian của chương trình, chiến dịch trưng bày, thời gian diễn
ra hội chợ, triển lãm.
Năm là, tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích
nhân đạo và mục đích khác
Trong một số trường hợp, do điều kiện về trang thiết
bị , máy móc, dụng cụ y tế tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh
trong nước và các tổ chức nước ngoài vì mục đích nhân đạo muốn đưa các trang
thiết bị y tế vào để hỗ trợ Việt Nam thì sẽ xuất hiện hình thức tạm nhập tái xuất
các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của nước ngoài vào lãnh thổ
Việt Nam. Đương nhiên với hình thức này cũng không cần có Giấy phép tạm nhập
tái xuất. Hiểu đơn giản thì với hình thức này, tổ chức nước ngoài hỗ trợ Việt
Nam, cho Việt Nam ” mượn” các máy móc thiết bị không nhằm mục đích thu lợi, sau
quá trình sử dụng thì Việt Nam phải tái xuất trả lại cho tổ chức nước ngoài.
Ngoài ra, với những trang thiết bị, dụng cụ phục vụ
cho thể thao, nghệ thuật cũng chỉ cần thưc hiện thủ tục tại các cơ quan hải
quan. Trừ những máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh, thể
thao, nghệ thuật mà thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu
hay hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thì ngoài việc thưc hiện
thủ tục hải quan còn cần phải bổ sung một số giấy tờ sau:
+ Giấy tờ về việc cho phép tiếp nhận đoàn khám bệnh,
tổ chức sự kiện vào Việt Nam của cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền.
+ Cam kết của cơ quan, tổ chức cho phép tiếp nhận
đoàn khám chữa bệnh, tổ chức sự kiện về việc sử dụng đúng mục đích của hàng hóa
tạm nhập tái xuất.
Trong trường hợp đặc biệt cần tạm nhập, tái xuất đối
với hàng hóa là vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh nhằm mục đích
phục vụ mục đích quốc phòng an ninh thì cần có sự xem xét, cho phép của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an.
Tạm nhập tái xuất là một hình thức xuất nhập khẩu
vô cùng quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Hoạt động này không chỉ thể hiện sự
phát triển kinh tế của một quốc gia mà còn là nhu cầu tất yếu trong mối quan hệ
thương mại, chính trị, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới. Tùy thuộc theo mục
đích của việc nhập khẩu, xuất khẩu mà thương nhân có quyền lựa chọn hình thức tạm
nhập tái xuất và có sự chuẩn bị đầy đủ về thủ tục, khả năng tài chính phù
hợp.

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc E-mail: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Minh Hằng