I. Cơ sở pháp lý:
II. Hợp pháp hóa lãnh sự
là gì?
1. Định nghĩa về hợp
pháp hóa lãnh sự:
Tại Khoản 2 Điều 2 Nghị
định 111/2011/NĐ-CP có định nghĩa về hợp pháp hóa lãnh sự như sau:
“Điều 2. Giải thích từ
ngữ
2. “Hợp pháp hóa lãnh sự”
là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức
danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận
và sử dụng tại Việt Nam.”
2. Nội dung chính của hợp
pháp hóa lãnh sự:
Hợp pháp hóa lãnh sự chỉ
chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu.
Hợp pháp hóa lãnh sự
không chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
3. Các giấy tờ, tài liệu
được miễn và không được hợp pháp hóa lãnh sự.
Tuy không chứng nhận về
nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu nhưng vẫn có một số giấy tờ, tài liệu
không được hợp pháp hóa lãnh sự như:
- Giấy tờ, tài liệu bị
sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu
trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
- Giấy tờ, tài liệu giả
mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu có
chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
- Giấy tờ, tài liệu có
nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Ngoài ra, pháp luật
cũng quy định một số tài liệu, giấy tờ được miễn hợp pháp hoá lãnh sự như:
- Giấy tờ, tài liệu được
miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên
quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
- Giấy tờ, tài liệu được
chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Giấy tờ, tài liệu được
miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Giấy tờ, tài liệu mà
cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp
hóa lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước
ngoài.
4. Cơ quan thẩm quyền cấp
hợp pháp hóa lãnh sự:
– Bộ Ngoại giao có thẩm
quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.
– Bộ Ngoại giao có thể ủy
quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc .Trung ương tiếp nhận
hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
– Cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực. hiện chức năng lãnh
sự của Việt Nam ở nước ngoài.(sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng
nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài.
5. Mức phí hợp pháp hóa
lãnh sự:
Theo quy định tại Điểm
b Khoản 1 Điều 5 Thông tư 157/2016/TT-BTC thì mức phí phải nộp là 30.000 (ba
mươi nghìn) đồng/lần.
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Hy
vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất
để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến
khác cần được giải đáp, các bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật
0962.893.900 hoặc E-mail: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng
cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
D.K
Các nghĩa vụ liên quan đến thuế của Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam Văn phòng đại diện sau khi được thành lập sẽ phải tiến hành đăng ký mã số thuế và nộp thuế theo quy... |
Soạn thảo điều lệ cần những nội dung gì? Đối với điều lệ sửa đổi, bổ sung thì cần đáp ứng điều kiện như thế nào? Điều lệ là bản thỏa thuận giữa những người chủ sở hữu công ty với nhau, là sự cam kết, ràng buộc các... |
Chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài của công ty 100% vốn Việt Nam Công ty có 100% vốn của Việt Nam muốn chuyển nhượng vốn cho nhà đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là... |