“1. Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.”
Như vậy, căn cứ theo quy định này thì phần nhãn hàng hóa phải được dán ở vị trí có thể nhận biết rõ ràng, đầy đủ nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các phần của hàng hóa.

Các quy định Ghi tên trên nhãn hàng hóa
Về nội dung thể hiện trên nhãn hàng hóa bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:
“1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa;
d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
2. Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm tại Phụ lục I hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật, căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế thì việc thể hiện những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.”
Như vậy, căn cứ theo quy định đã nêu trên, trong nhãn hàng hóa công ty bạn phải đáp ứng được các nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 và chỉ được thể hiện trên một nhãn dán.
Nếu trong trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 10. Còn nội dung tại Điểm d Khoản 1 thì phải ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Hiện nay, trong quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP chỉ có quy định về hai loại nhãn dán trên sản phẩm bao gồm nhãn dán gốc và nhãn dán phụ. Trong đó nhãn dán phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu.
Nếu hàng hóa của bạn không phải là hàng hóa có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài thì không phải gắn nhãn phụ trên hàng hóa của sản phẩm mà chỉ cần gắn nhãn gốc của hàng hóa trong đó thể hiện các thông tin về nhãn dán như chúng tôi đã phân tích ở trên.

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến khác cần được giải đáp, các bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc E-mail: phonggiayphep.hilap@gmail.com.
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Hương giangg