- Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện từ năm 1992, tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc trên thực tế đến nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa được cổ phần hóa. Để thực hiện kế hoạch đã đề ra, vừa qua Chính phủ vừa ban hành nghị định Số:
126/2017/NĐ-CP quy định về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Sau đây, Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp sẽ luôn cập nhật một số quy định mới về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Nghị định trên.
Doanh nghiệp áp dụng chính sách cổ phần hóa
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là Công ty mẹ của Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ của công ty con.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Điều kiện cổ phần hóa
Các doanh nghiệp trên thực hiện cổ phần hóa khi đảm bảo đủ 02 điều kiện sau:
1. Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Còn vốn Nhà nước sau khi đã được xử lý sẽ đánh giá lại giá trị doanh nghiệp;
- Đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần khi cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp còn lại, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp phương án mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật;
Các tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa
Bao gồm:
1. Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp,Thành viên Ban Chỉ đạo;
2. Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn cổ phần hóa, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp;
3. Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá;
4. Các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ – công ty con;
Đồng tiền thanh toán và phương thức bán cổ phần lần đầu
Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp bằng đồng Việt Nam.
Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các phương thức quy định tại Nghị định này, cụ thể:
- Đấu giá công khai;
- Thỏa thuận trực tiếp;
- Bảo lãnh phát hành;
Đối tượng áp dụng phương thức dựng sổ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc bán cổ phần theo phương thức này.
Chi phí thực hiện cổ phần hóa
Chi phí thực hiện cổ phần hóa bao gồm:
Các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp;
Tư vấn cổ phần hóa, thuê tổ chức kiểm toán, do cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Ban chỉ đạo quyết định. Việc thanh toán chi phí cho các tổ chức tư vấn căn cứ vào.
Thù lao cho Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc;
Hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan;
Các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung cơ bản về việc cổ phần hóa theo nghị định số
126/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp sẽ tiếp tục cập nhật các văn bản pháp luật mới sắp có hiệu lực.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0962893900 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).