Theo khái niệm về sáp nhập nếu ở trên thì việc sáp nhập sẽ xảy ra trong một số trường hợp như công ty lớn thâu tóm công ty nhỏ, khi thâu tóm đối thủ cạnh tranh hoặc khi tiến hành sáp nhập nhiều công ty thành một để thực hiện kinh doanh theo đo việc sáp nhập của công ty trên thị trường phải có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan.
Trình tự thực hiện sáp nhập công ty như thế nào?
Gồm có 4 bước sau:
Bước 1: Công ty bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập, Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
Nội dung chính của hợp đồng sáp nhập: Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp,chịu tách nhiệm về các quản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ sáp nhập gồm:
– Hợp đồng sáp nhập;
– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.
Bước 3: Thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh đối với công ty nhận sáp nhập gồm các hồ sơ
– Biên bản họp quyết định về việc nhận sáp nhập công ty
– Thông báo thay đổi của công ty
– Danh sách thành viên, cổ đông mới của công ty nhận sáp nhập
– Bản sao hợp lệ ĐKKD của công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập
– Hợp đồng sáp nhập hoặc quyết định tách công ty được sử dụng thay thế cho hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng.
Bước 4: Chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập
1. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, công ty nhận sáp nhập được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính thực hiện chấm dứt tồn tại đối với các công ty này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện việc chấm dứt tồn tại chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị sáp nhập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính công ty nhận sáp nhập, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập gửi thông tin cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập để thực hiện chấm dứt tồn tại đối với công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 7. Chấm dứt tồn tại của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập
1. Trường hợp sau khi sáp nhập doanh nghiệp mà nội dung đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập không thay đổi, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sáp nhập doanh nghiệp, công ty nhận sáp nhập gửi thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5 ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính để thực hiện chấm dứt tồn tại của công ty bị sáp nhập. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ quy định tại
Khoản 4 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014
2. Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính, các Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập và nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính phối hợp để thực hiện chấm dứt tồn tại công ty bị sáp nhập theo quy định tại
Khoản 3 Điều 61 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP.
3. Trước khi chấm dứt tồn tại của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập theo quy định tại
Khoản 1, Khoản 3 Điều 61 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt tồn tại tất cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty bị chia, công ty bị hợp nhất, công ty bị sáp nhập.
Thủ tục về thuế đối với công ty bị sáp nhập
Theo quy định tại
Điều 22 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định việc thay đổi thông tin đăng ký thuế với công ty bị sáp nhập như sau:
Điều 22. Đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại hoạt động của tổ chức kinh tế
3. Sáp nhập tổ chức kinh tế
Tổ chức kinh tế nhận sáp nhập sẽ giữ nguyên mã số thuế. Các tổ chức kinh tế bị sáp nhập sẽ bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
a) Tổ chức kinh tế bị sáp nhập:
Khi có Hợp đồng sáp nhập và văn bản tương đương, các tổ chức kinh tế bị sáp nhập phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Thông tư này.
Căn cứ hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức kinh tế bị sáp nhập, cơ quan thuế thực hiện thủ tục và trình tự để chấm dứt hiệu lực mã số thuế của tổ chức kinh tế bị sáp nhập theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.
b) Tổ chức kinh tế nhận sáp nhập:
Trong thời hạn 10 (mười) làm việc ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy tờ tương đương khác, tổ chức kinh tế nhận sáp nhập phải làm thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế (trường hợp sáp nhập phát sinh thay đổi thông tin đăng ký thuế). Hồ sơ gồm:
– Tờ khai Điều chỉnh đăng ký thuế mẫu số 08-MST;
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Hợp đồng sáp nhập hoặc văn bản tương đương;
– Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy tờ tương đương khác.
Cơ quan thuế thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế của tổ chức kinh tế nhận sáp nhập theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
Việc giải quyết chấm dứt mã số thuế của công ty bị sáp nhập thực hiện như sau:
Điều 18. Xử lý hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế và trả kết quả
2. Xử lý hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác (chia, sáp nhập, hợp nhất).
a) Đối với doanh nghiệp:
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất khi nhận được thông báo chấm dứt tồn tại doanh nghiệp của cơ quan đăng ký kinh doanh nếu doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế thì thực hiện chuyển toàn bộ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất cho doanh nghiệp mới được chia, nhận sáp nhập, nhận hợp nhất. Doanh nghiệp mới có trách nhiệm thực hiện quyết toán thuế và hoàn thành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất theo quy định của Luật quản lý thuế.
Với doanh nghiệp bị sáp nhập phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan thuế khi có hợp đồng sáp nhập hồ sơ gồm:
– Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT;
– Bản sao ĐKKD của công ty;
– Bản sao hợp đồng sáp nhập;
– Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ cơ quan thuế sẽ thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế của công ty nhận sáp nhập.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0962.893.900 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).