Việc các công ty cử người đi học đào tạo chuyên môn nghiệp vụ hiện nay đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho mình, tránh tình trạng chảy máu chất xám, đa số các doanh nghiệp đều yêu cầu người được cử đi học ký hợp đồng hoặc cam kết đào tạo. Vậy trong trường hợp người lao động vi phạm các cam kết nay sẽ phải bồi thường như thế nào?
1/ Căn cứ pháp lý
Bộ luật lao động
năm 2012
Nghị định
101/2017/NĐ-CP về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Luật viên chức
năm 2010
Luật cán bộ
công chức năm 2008
2/ Nội dung tư vấn
Thứ nhất, các
trường hợp và mức bồi thường chi phí đào tạo đối với người lao động.
Căn cứ theo
quy định của Bộ luật lao động năm 2012 thì người lao động được lựa chọn
nghề, học nghề tại nơi làm việc phù hợp với nhu cầu việc làm của mình. Nhà nước
cũng khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng
trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình hoặc hỗ trợ việc
học nghề cho người lao động với mục tiêu làm việc lâu dài cho mình. Việc học
nghề, tập nghề có thể được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng đào tạo.
Đối với việc
bồi thường, đền bù chi phí đào tạo thì hiện nay mặc dù trong quy định của Bộ luật
lao động năm 2012, chỉ quy định về việc người lao động phải nghĩa vụ hoàn trả
chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động khi có hành vi đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Bộ luật lao động năm 2012.
Tuy nhiên, khi quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người lao động và người sử
dụng lao động thì pháp luật vẫn tạo điều kiện để cho người lao động và người sử
dụng lao động được tự thỏa thuận về các trường hợp bồi thường chi phí đào tạo
thông qua quy định về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nghề trong hợp đồng
đào tạo nghề đã ký kết.
Trên cơ sở nội
dung phân tích ở trên, có thể xác định, người lao động sẽ phải bồi thường chi
phí đào tạo nếu thuộc vào một trong các trường hợp sau:
Trường hợp
người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (theo Điều 43 Bộ luật lao
động năm 2012).
Trường hợp
hai bên có thỏa thuận về các trường hợp hoàn trả chi phí đào tạo theo nội dung
của hợp đồng đào tạo nghề (nếu có).
Trong đó, chi
phí đào tạo sẽ được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động
năm 2012, cụ thể gồm: các khoản chi có giấy tờ, chứng từ, hóa đơn hợp lệ về các
chi phí chi trả cho người dạy, chi phí tài liệu, giáo trình học tập, chi phí
cho việc thuê mướn trường, lớp, máy móc, vật dụng, thiết bị thực hành phục vụ
quá trình đào tạo người lao động. Đồng thời chi phí đào tạo cũng có thể bao gồm
tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để đóng cho người học trong thời
gian đi học và các khoản hỗ trợ khác cho người học theo sự thỏa thuận của các
bên.
Thứ hai, các
trường hợp và mức bồi thường chi phí đào tạo đối với đối tượng là cán bộ, công
chức, viên chức.
Cũng giống
như người lao động, nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình phát triển kinh tế xã hội,
cũng như được đảm bảo hiệu quả trong việc thực hiện các hoạt động nghề nghiệp
(đối với viên chức) hay được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ (đối với
cán bộ, công chức) thì căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật viên
chức năm 2010, khoản 4 Điều 11 Luật cán bộ công chức năm 2008, đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức cũng cần được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ và trình độ chính trị. Hiện nay, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức cũng như việc đền bù chi phí đào tạo được thực hiện theo quy định
tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Căn cứ theo
quy định tại Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức
khi được cử đi đào tạo bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc kinh phí
trích từ nguồn tiền của cơ quan, đơn vị đang quản lý, sử dụng công chức, viên
chức, cán bộ sẽ phải có trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo nếu thuộc một
trong các trường hợp:
Cán bộ, công
chức, viên chức được cử đi đào tạo nhưng có hành vi tự ý nghỉ ngang quá trình học,
hoặc nghỉ việc, thực hiện hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong
thời gian đang được đào tạo.
Cán bộ, công
chức, viên chức được cử đi đào tạo nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng,
chứng chỉ tốt nghiệp khóa học mặc dù đã hoàn thành quá trình học.
Cán bộ, công
chức, viên chức sau khi đã hoàn thành chương trình học và được cấp văn bằng/chứng
chỉ tốt nghiệp khóa học nhưng chưa phục vụ đủ thời gian cam kết làm việc, thực
hiện công vụ, nhiệm vụ tại cơ quan đơn vị sau quá trình đào tạo mà lại có hành
vi tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc.
Về mức bồi
thường chi phí đào tạo:
Khác với người
lao động, khi thuộc một trong các trường hợp phải bồi thường chi phí đào tạo,
thì chi phí mà người cán bộ, công chức viên chức phải đền bù cho quá trình đào
tạo sẽ không bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của họ mà chỉ bao
gồm học phí và những khoản chi phí khác phục vụ cho khóa học, quá trình đào tạo.
Trong đó, mức đền bù chi phí đào tạo của cán bộ, công chức, viên chức thì cũng
được xác định cụ thể tùy thuộc vào từng trường hợp, cụ thể:
– Trường hợp
cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo do tự ý bỏ học, bỏ việc
hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo hoặc đã hoàn
thành khóa học nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp thì sẽ phải
hoàn trả 100% chi phí đền bù chi phí đào tạo.
Luật sư tư vấn pháp luật 0976.933.335
– Trường hợp
phải đền bù chi phí đào tạo do tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng
làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian làm việc đã cam kết mặc dù đã hoàn thành
được khóa học và được cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa học thì trường hợp này mức
bồi hoàn chi phí đào tạo được xác định theo như sau:
S
|
F
|
X (T1 – T2)
|
T1
|
Trong đó:
S là chi
phí đền bù đào tạo (mức bồi thường chi phí đào tạo)
F là tổng chi
phí đào tạo mà cơ quan, đơn vị đã chi trả theo thực tế cho 01 người (cán bộ,
công chức, viên chức) tham gia khóa học khi thực hiện việc cử người này đi
học, đi đào tạo để nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp.
T1 là thời
gian mà cơ quan, đơn vị yêu cầu người được cử đi đào tạo phải phục vụ sau khi
đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) và được tính bằng số tháng
làm tròn;
T2 là thời
gian mà người được cử đi đào tạo đã phục vụ, làm việc cho cơ quan đơn vị sau
quá trình đào tạo. Thời gian này được tính bằng số tháng làm tròn.
Ngoài việc
quy định công thức tính mức đền bù chi phí đào tạo được xác định như trên thì
khi xem xét việc đền bù chi phí đào tạo, khi người cán bộ, công chức, viên chức
có thời gian công tác tại cơ quan đơn vị thì họ có thể được xem xét giảm mức đền
bù theo quy định tại Điều 9 Nghị định 101/2017/NĐ-CP. Theo đó, cứ mỗi năm công
tác tại cơ quan đơn vị thì sẽ được tính giảm 1% chi phí đền bù.
Trường hợp
người cán bộ, công chức viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo là người dân
tộc thiểu số hoặc là nữ giới thì mỗi năm công tác của họ sẽ được tính giảm tối
đa 1,5% mức chi phí đền bù.
Tuy nhiên, cần
lưu ý, thời gian công tác của cán bộ, công chức, viên chức khi xem xét điều kiện
giảm mức đền bù chi phí đào tạo là thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị nhưng
không tính thời gian họ tập sự hay thời gian họ công tác sau khi được đào tạo.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua số điện thoại: 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Minh Hằng
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Trường hợp nào cảnh sát cơ động được quyền kiểm tra giấy tờ?
Pháp luật quy định như thế nào về quyền kiểm tra giấy tờ của cảnh sát cơ động.
Tại sao không được quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ trong khung giờ “vàng” ?' ( 03:39 | 15/01/2020 )
Thực trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đã ở mức báo động ở cả 3 tiêu chí về mức tiêu thụ ( đặc biệt...
Đã uống rượu, bia thì đi xe lăn cũng bị phạt' ( 10:56 | 03/01/2020 ) Đã uống rượu, bia thì đi xe lăn cũng bị phạt – đây có lẽ là điều không tưởng nhưng thực tế đã đi vào... |
05 ngày nữa: Cứ uống rượu, bia lái xe là bị cấm, nhưng thiếu mức phạt!' ( 03:37 | 27/12/2019 ) Chỉ còn đúng 05 ngày nữa (ngày 01/01/2020), Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia chính thức có hiệu... |