(Ảnh Internet)
Tiền lương là khoản tiền
mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo
thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp
lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp
hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng
suất lao động và chất lượng công việc. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả
lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc
có giá trị như nhau.
Nguyên tắc trả lương được quy định tại Điều
96 Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:
“Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ
và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời
hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm
cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương”.
Tuy nhiên,
theo Điều 98 của Bộ luật này, trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động
được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của
người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó
không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc
được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức
lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của
người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác
như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt
động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì
tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương
tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.
Ngày 01/02/2020, Thủ tường Chính phủ đã ký Quyết
định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra.
Trong đó nêu rõ: Công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam. Tính chất, mức độ nguy
hiểm của dịch: Bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người lao
động phải ngừng việc vì lý do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, tiền
lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối
thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Mức lương
tối thiểu được quy định tại Điều 91 của Bộ luật này. Đó là:
1. Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho
người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình
thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình
họ.
2. Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng,
ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.
Căn cứ vào nhu cầu
sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế-xã hội và
mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu
vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
3. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông
qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành
nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố”.
Đối tượng
áp dụng mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo
chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động. Cho nên, nếu phải
ngừng việc, hai bên Công ty và các bạn có thể thỏa thuận về mức lương ngừng
việc, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 3
Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ. Cụ thể:
“1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối
với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với
doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với
doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với
doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với
doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được
quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc
tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng
III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này”.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp
dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh
nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu
vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương
tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Doanh nghiệp hoạt động trong khu
công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác
nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.