(Ảnh Internet)
Điều
33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng
như sau:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ,
chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi,
lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn
nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà
vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sảkhác mà vợ
chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi
kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa
kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản
riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung
hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung
của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh
tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài
sản đó được coi là tài sản chung”.
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng
theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nếu vợ chồng bạn chưa
ly hôn, có nghĩa là giữa hai người vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân. Do đó, về
nguyên tắc, tài sản do vợ, chồng hoặc cả hai người tạo ra trong thời gian này
là tài sản chung của vợ chồng.
Theo Điều 43 của Luật này, tài sản riêng của vợ,
chồng là :
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà
mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng
trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại
các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ,
chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ,
chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của
vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ
tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1
Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”.
Căn cứ quy định nêu trên, tài sản phát sinh trong
thời kỳ hôn nhân chỉ có thể là tài sản riêng của vợ hoặc chồng nếu đó là tài
sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, tài sản do vợ chồng thỏa thuận
chia từ tài sản chung.
Cho nên, nếu muốn xác định rõ ràng tài sản của
mỗi người làm ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng, vợ chồng bạn có thể
thỏa thuận chia tài sản chung. Khi đó, tài sản riêng không chỉ là số tài sản
được chia từ tài sản chung, mà còn hoa lợi, lợi tức phát sinh từ số tài sản
này.
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
được quy định tại Điều 38 của Luật này như sau:
“1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền
thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định
tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án
giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập
thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo
quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa
án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59
của Luật này”.
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung
của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu
trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có
hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản. Trong trường hợp tài sản được
chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải
tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu
lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia
tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực
pháp luật.
Lưu ý, theo khoản 4 Điều 39
của Luật này, “quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát
sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp
lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.
Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản
chung của vợ chồng. Vợ chồng bạn cũng có thể thỏa thuận chỉ chia tài sản chung
thành tài sản riêng của từng người, còn phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản riêng sau khi chia vẫn là tài sản chung. Thêm nữa, vợ chồng bạn cũng có
quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung. Hình thức của
thỏa thuận hủy bỏ việc chia tài sản thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 38
nêu trên. Tức là phải lập thành văn bản, có công chứng theo yêu cầu của vợ
chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Ngọc Châm
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: