Theo Khoản 2, Điều 39 và Khoản 1, Điều 45 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm trả trợ cấp của người sử dụng lao động và điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thì:
Để tai nạn giao thông trên tuyến đường làm việc là tai nạn lao động thì tai nạn đó phải xảy ra trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Trong đó:
- Thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để NLĐ đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc.
- Tuyến đường hợp lý là tuyến đường mà NLĐ thường xuyên đi từ nơi ở, nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.
Cụ thể về các chế độ mà NLĐ có thể được hưởng trong trường hợp này như sau:
Thứ nhất, được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp
Điều kiện hưởng:
Ngoài điều kiện tai nạn giao thông phải là tai nạn lao động thì tai nạn này xảy ra phải do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn.
Hiện tại, Điều 39 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 chỉ quy định có lỗi mà không nói rõ là lỗi một phần hay toàn bộ của bên nào. Do đó, trường hợp NLĐ có một phần lỗi gây ra tai nạn giao thông thì vẫn được hưởng trợ cấp.
Việc xác định lỗi phải dựa vào biên bản kết luận điều tra của cơ quan công an có thẩm quyền.
Lưu ý: NLĐ KHÔNG được hưởng trợ cấp nếu thuộc trường hợp tại Điều 40 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Mức hưởng trợ cấp:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 39 và Khoản 4, 5 Điều 38 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì mức trợ cấp mà NLĐ được hưởng từ NSDLĐ khi bị tai nạn giao thông trong trường hợp này như sau:
Mức suy giảm khả năng lao động (MSG) | Mức trợ cấp |
Từ 5% đến 10% | 40% x 1,5 tháng tiền lương |
Từ 11% đến 80% | 40% x [1,5 + 0,4 x (MSG-10)] x tháng tiền lương |
Từ 81% trở lên | 40% x 30 tháng tiền lương |
Mặc dù, luật không quy định điều kiện về mức suy giảm để được hưởng trợ cấp từ NSDLĐ khi bị tai nạn giao thông, nhưng thông qua bảng trên có thể thấy, NLĐ chỉ được hưởng trợ cấp này khi bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.
Thứ hai, được hưởng các chế độ của cơ quan Bảo hiểm xã hội
1. Chế độ tai nạn lao động
Điều kiện hưởng:
Ngoài điều kiện tai nạn giao thông phải là TNLĐ thì còn có các điều kiện:
- NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn đó gây ra.
- Nguyên nhân gây tai nạn không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Mức hưởng chế độ TNLĐ:
Được quy định tại Điều 48, 49, 52 của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
- Trợ cấp một lần: Áp dụng khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.
Mức hưởng theo công thức:
[5 + 0,5 x (MSG - 5)] x mức lương cơ sở + trợ cấp |
Trong đó: “Trợ cấp” tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ 01 năm trở xuống cộng tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
- Trợ cấp hàng tháng: Áp dụng khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
Mức hưởng theo công thức:
[30% + 2% x (MSG - 31)] x mức lương cơ sở + trợ cấp |
Trong đó: “Trợ cấp” tính theo số năm đã đóng BHXH, từ 01 năm trở xuống tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
- Trợ cấp phục vụ: Áp dụng khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, NLĐ được hưởng trợ cấp hàng tháng như trên và mỗi tháng cộng thêm 01 tháng lương cơ sở.
2. Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau TNLĐ
NLĐ sau khi điều trị ổn định thương tật do TNLĐ, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Thời gian cụ thể như sau:
- Nghỉ tối đa 10 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
- Nghỉ tối đa 7 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%.
- Nghỉ tối đa 5 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.
Mức hưởng chế độ trợ cấp = 30% mức lương cơ sở x số ngày nghỉ.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Giang
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Nghiêm cấm che giấu các trường hợp bị nhiễm dịch bệnh COVID-19' ( 05:19 | 09/03/2020 ) Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được quy định tại Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007... |
Tung tin thất thiệt covid-19 có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.' ( 03:08 | 09/03/2020 ) Diễn biến dịch covid-19 ngày càng phức tập, thì việc có nhiều thông tin thất thiệt, sai sự thật gây...
Mới: Danh sách các đơn vị SX khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn và SĐT liên hệ Ngày 05/3/2020 Tổng liên đoàn lao động Việt Nam ban hành Công văn 211/TLĐ danh sách nhà sản xuất,... |