Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.
(Ảnh Internet)
Theo Điều 94
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, “con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm
con được sinh ra”.
“1. Người mang thai hộ, chồng của người
mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh
sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang
thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.
2. Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám,
các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật của bào
thai theo quy định của Bộ Y tế.
3. Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy
định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa
trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm
giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang
thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do
mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia
đình.
4. Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộ
thực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
5.
Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang
thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con”.
Cấp dưỡng,
theo khoản 24 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, “là việc một
người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc
nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành
niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người
gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.
khoản 1 Điều
107 của Luật này quy định: “Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và
con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa
cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật
này”.
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp
TRÂN TRỌNG
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua tổng đài: 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Ngọc Châm
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335