Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản
(Ảnh Internet)
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ
chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định
của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu
thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy
trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của
gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy
định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan”.
Căn cứ quy định nêu trên, nếu vợ chồng họ thỏa thuận vay tiền
của bạn, về nguyên tắc, cả hai có nghĩa vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho bạn.
Ngược lại, nếu giữa họ không có thỏa thuận, người chồng vay tiền của bạn không
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được hiểu nghĩa vụ trả nợ cho
bạn là nghĩa vụ riêng của người chồng.
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra,
thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản
mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ
chồng thỏa thuận là tài sản chung… Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau
khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được
thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài
sản riêng. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để
bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Thậm chí, theo khoản 3 Điều 33 của Luật này, “trong trường
hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài
sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.
Pháp luật hiện nay quy định về việc chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân như sau:
“1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia
một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của
Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn
bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định
của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải
quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật
này”.
Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ
chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong
văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu
lực được tính từ ngày lập văn bản. Trong trường hợp tài sản được chia
mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân
theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực
từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 39 của Luật này, “quyền, nghĩa
vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc
chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên
có thỏa thuận khác”. Thêm nữa, khoản 2 Điều 40 của Luật này cũng quy định:
“Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi
quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ
ba”.
Có nghĩa là, mặc dù pháp luật quy định vợ chồng có quyền thỏa
thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thành tài sản riêng của mỗi
người. Song, quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch được xác lập trước đó
với người thứ ba, ví dụ như thỏa thuận vay tiền của bạn sẽ không bị thay đổi
bởi việc chia tài sản chung. Ngoài ra, theo Điều 42 của Luật này, việc chia tài
sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
“1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền,
lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành
vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà
nước;
e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ
luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp
TRÂN TRỌNG
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua tổng đài: 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Ngọc Châm
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
Gửi thông tin tư vấn