Việc bán tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân diễn ra khá phổ biến. Nhiều người chưa hiểu hết được vấn đề khi mua bán tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Điều này làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích các bạn. Dưới đây Công ty TNHH Luật quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp sẽ tư vấn cho bạn đọc.
I. Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân gia đình
- Nghị định 124/2014/NĐ-CP
II. Nội dung tư vấn
- Thế nào là tài sản
chung của vợ chồng?
Căn cứ vào điều 33 Luật
hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
''Tài sản
chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt
động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu
nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ,
chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ
hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao
dịch bằng tài sản riêng.
- Tài sản chung
của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia
đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp
không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài
sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.''
Có thể hiểu rằng, tài sản chung của vợ
chồng là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản riêng của
vợ hoặc chồng nhưng vợ chồng thỏa thuận đem vào tài sản chung của vợ chồng.
- Quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản chung.
Căn cứ khoản tại điều 13 Nghị định
124/2014/NĐ-CP quy định về việc hiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản chung của vợ
chồng.
''Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong
trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản
chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý
của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35
của Luật Hôn nhân và gia đình.
-
Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định
tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì
bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu
quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.''
Như vậy, với trường hợp tài sản chung
chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhưng chồng hoặc vợ tự ý bán cho
người khách khi chưa nhận được chưa có sự đồng ý của bên kia là không đúng với
quy định của pháp luật. Khi đó vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố
giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.
Trên đây là những tư vấn của Công ty TNHH Luật quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp
TRÂN TRỌNG
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua tổng đài: 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Nguyễn Văn Triển
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: