, hủy niêm yết cũng đồng thời với việc doanh nghiệp mất đi một kênh huy động vốn quan trọng phục vụ cho chiến lược phát triển của chính bản thân doanh nghiệp (nhất là khi thị trường chứng khoán khởi sắc trở lại)
Thứ hai, khi hủy bỏ niêm yết,vô hình chung doanh nghiệp đã đánh mất hình ảnh và thương hiệu cũng như uy tín mà họ đã gây dựng trước đó trong mắt nhà đầu tư cũng như bạn hàng,đối tác.
Thứ ba, hủy niêm yết đồng nghĩa doanh nghiệp đó sẽ là doanh nghiệp đại chúng giao dịch trên thị trường phi tập trung, trong khi thị trường OTC hiện nay gần như đóng băng nên việc giao dịch trên thị trường có cũng như không.
Thứ tư, sau khi hủy niêm yết, con đường trở lại thị trường của doanh nghiệp sẽ rất khó khăn.
Thêm vào đó việc hủy niêm yết trong quá khứ sẽ là một trở ngại lớn nếu muốn hợp tác với công ty nước ngoài vì các đối tác này rất ngại sự thiếu minh bạch thông tin sau khi hủy niêm yết. Sẽ rất mạo hiểm cho một nhà đầu tư khi không có đầy đủ thông tin, gây ra việc "người thừa vốn, người thiếu nhà đầu tư".
Vì những căn cứ này,những thiệt hại đem lại cho cổ đông tương đối lớn, đặc biệt với cổ đông nhỏ lẻ.Những vấn đề về giá cổ phiếu, cổ tức sau khi rời sàn luôn làm các cổ dông phải lo lắng sau khi nhận thông báo có kế hoạch hủy niêm yết

Tuy nhiên,trong trường hợp tự nguyện hủy bỏ niêm yết thì các cổ đông lớn lại có phần chiếm ưu thế chủ động hơn so với cổ đông nhỏ:
Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu, có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.Thông thường, đối với trường hợp hủy niêm yết tự nguyện, nhiều khả năng đã được ban lãnh đạo công ty và cổ dông lớn họp bàn từ trước khi đưa ra tại đại hội đồng cổ đông. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như nghĩa vụ công bố thông tin là do ban lãnh đạo cũng như là các cổ đông lớn chủ động.Các cổ đông lớn có phần nào chủ động hơn, đặc biệt là những cổ dông lớn nội bộ trong doanh nghiệp khi biết được các thông tin,tình hình hoạt động của doanh nghiệp thậm chí là còn lợi dụng nỗ hổng này để thực hiện các hoạt động bán tháo cổ phiếu,chốt lời khi thấy doanh nghiệp sắp phải hủy bỏ niêm yết.
Trong khi đó,khi doanh nghiệp hủy niêm yết,các cổ đông nhỏ lẻ sẽ bị rơi vào thế lay lắt, bơ vơ về mọi mặt do giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán giảm sâu,khó khăn trong việc bán cổ phiếu.Mặc dù theo quy định,sau khi rời sàn niêm yết, các doanh nghiệp phải đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM (Unlisted Public Company Market-thị trường công ty đại chúng chưa niêm yết).Tuy nhiên, với kết quả kinh doanh thua lỗ,mất cân đối về cơ cấu tài sản cũng như nguồn vốn, không ít công ty sau khi hủy niêm yết đã "mất tích" khiến cổ đông khó có thể tìm thấy thông tin của công ty này.Khi đó, cổ phiếu bị "giam" tại trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD), nếu muốn chuyển nhượng nhà đầu tư sẽ phải làm rất nhiều thủ tục xin phép cơ quan chức năng. Chưa kể, niêm yết trên UPCoM, các nhà đầu tư sẽ phải làm quen "sân chơi mới", với những luật lệ khác biệt, sự thiếu minh bạch trên sàn tập trung, đồng nghĩa với việc "cửa tử" vẫn đang chờ đón các cổ đông nhỏ lẻ.
Việc hủy niêm yết tự nguyên của doanh nghiệp cần được xem xét ở nhiều khía cạnh. Có khả năng việc hủy hủy niêm yết tự nguyện có thể giúp các cổ đông lớn "thâu tóm" dễ dàng hơn bằng cách liên lạc các cổ đông nhỏ để mua lại cổ phiếu với giá thấp bởi nếu doanh nghiệp hủy niêm yết thì cổ dông nhỏ còn năm cổ phiếu nên bất lợi nên lúc đó cổ đông nhỏ họ sẽ săn sàng bán lại. Cũng không loại trừ khả năng việc niêm yết khiến doanh nghiệp dễ bị thâu tóm nếu giá cổ phiếu quá thấp , do đó họ tự về bằng cách hủy niêm yết. Và cũng không loại trừ Hội đồng quản trị, cổ đông lớn của một số doanh nghiệp thích "hoạt động bí mật" hoặc để tránh tiếng do nợ nần...Tuy nhiên,dù là lý do gì thì cổ đông nhỏ vẫn thường là người chịu thiệt và bị động hơn

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Trang Nguyễn
Có thể bạn quan tâm: