“1. Doanh nghiệp
phát hành trái phiếu xây dựng phương án phát hành để trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt, chấp thuận theo quy định tại khoản 2 Điều này và làm căn cứ để
công bố thông tin. Phương án phát hành trái phiếu bao gồm các nội dung cơ bản
sau: a) Thông tin về
doanh nghiệp phát hành (tên doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, trụ sở,
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật); b) Mục đích phát
hành trái phiếu; c) Các tài liệu và
văn bản pháp lý chứng minh doanh nghiệp đáp ứng từng điều kiện phát hành trái
phiếu quy định tại Điều 10, Điều 11 Nghị định này; d) Điều kiện, điều
khoản của trái phiếu dự kiến phát hành; địa điểm tổ chức đợt phát hành; số
lượng đợt phát hành và dự kiến thời điểm phát hành của từng đợt; đ) Điều kiện, điều
khoản về việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu đối với trường hợp phát
hành trái phiếu chuyển đổi; e) Điều kiện, điều
khoản về việc thực hiện quyền mua cổ phiếu đối với trường hợp phát hành trái
phiếu kèm theo chứng quyền; g) Điều kiện, điều
khoản về việc mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu (nếu có); h) Một số chỉ tiêu
tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm liền kề trước năm phát hành (nếu có)
và sự thay đổi sau khi phát hành, bao gồm: - Vốn chủ sở hữu; - Hệ số nợ/vốn chủ
sở hữu; - Lợi nhuận sau
thuế; - Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE); i) Tình hình thanh
toán gốc, lãi trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát
hành trái phiếu (nếu có); k) Ý kiến kiểm toán
đối với báo cáo tài chính; l) Phương thức phát
hành trái phiếu; m) Phương thức thanh
toán gốc, lãi trái phiếu; n) Kế hoạch sử dụng
nguồn vốn thu được từ phát hành trái phiếu o) Kế hoạch bố trí
nguồn và phương thức thanh toán gốc, lãi trái phiếu; p) Cam kết công bố
thông tin của doanh nghiệp phát hành; q) Các cam kết khác
đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu (nếu có); r) Điều khoản về
đăng ký, lưu ký; s) Điều khoản về
giao dịch trái phiếu theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Nghị định này t) Quyền lợi và
trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu; u) Quyền và trách
nhiệm của doanh nghiệp phát hành; v) Trách nhiệm và
nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ liên quan đến việc phát
hành trái phiếu.” Thứ 2, về thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận phương án phát hành
trái phiếu chuyển đổi thì phương án phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền
phải được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt. - Bước 2: Lập hồ sơ và
nộp hồ sơ đề nghị phát hành trái phiếu Căn cứ theo Khoản 1, Điều 13 nghị định 163/2018/NĐ-CP. Hồ sơ cần
phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau: “a) Phương án phát hành trái phiếu theo quy
định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này; b) Bản công bố thông tin về đợt phát hành
trái phiếu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; c) Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát
hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hành trái phiếu
(nếu có); d) Báo cáo tài chính năm trước liền kề của
năm phát hành được kiểm toán; đ) Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức
xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái
phiếu phát hành (nếu có).” - Bước 3: Công ty
phát hành trái phiếu chuyển đổi Công ty sẽ phát hành trái phiếu chuyển đổi
theo phương thức đã quy định tại phương án phát hành trái phiếu. Có những phương thức phát hành trái phiếu
sau: - Đấu thầu phát hành trái phiếu - Bảo lãnh phát hành trái phiếu - Bán trực tiếp cho nhà đầu tư. Tùy thuộc vào mục đích phát hành, điều lệ, ý
kiến của đại hội đồng cổ đông mà sẽ quyết định phương thức phát hành trái
phiếu. - Bước
4: Đăng ký phát hành trái phiếu Sau khi hồ sơ được thông qua làm thủ tục
thông báo đăng ký phát hành trái phiếu 3 ngày trước khi phát hành trái phiếu
ra thị trường theo quy định tại điều
16 Nghị định sơ 163/2018/NĐ-CP trong phương án phát hành trái phiếu. Sau khi có phương án phát hành trái phiếu ,
để được tiến hành phát hành trái phiếu, công ty cần trình phương án phát hành
trái phiếu kèm theo chứng quyền phải được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt. Khi phê duyệt được thông qua,trong quá trình
phát hành trái phiếu, cần cân nhắc phương thức thanh toán trái phiếu. Đối với
vốn điều lệ của công ty cổ phần là 12 tỷ thì phương thức nên được cân nhắc là
đấu thầu phát hành trái phiếu.Trong quá trình đấu thầu, cần phải đưa ra những
lợi ích có được khi tham gia đấu thầu trái phiếu.Như vậy,có khả năng làm tăng
giá trị trái phiếu, điều đó giúp công ty có thể kinh doanh dễ dàng và có lãi.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG! Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Trang Nguyễn Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi: - Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 19006248 - Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 19006248 - Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 19006248 - Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 19006248 - Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 19006248 - Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 19006248 Trân trọng cảm ơn! Có thể bạn cũng quan tâm:
Quyền lợi được hưởng khi bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Có rất nhiều trường hợp người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng họ lại không... | Cho nhân viên nghỉ nhiều ngày phép trong năm có được không? Cho nhân viên nghỉ nhiều ngày phép trong năm có được không? | Trong thời gian thử việc bị trừ lương để đóng bảo hiểm? Trong thời gian thử việc bị trừ lương để đóng bảo hiểm? |
|