Luật sở hữu trí tuệ 2005 ra đời đã không còn xa lạ với người dân, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam. Càng ngày, vấn đề sở hữu trí tuệ càng được đề cao. Luật Hồng Thái và Đồng nghiệp. Nhưng việc hiểu rõ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ lại là vấn đề luôn cần được củng cố.
I. Căn cứ pháp luật
- Luật sở hữu trí tuệ 2019
II. Nội dung tư vấn
Công ty luật TNHH Luật Hồng Thái và Đồng nghiệp xin được
cung cấp một số khía cạnh pháp lý về vấn đề sổ hữu trí tuệ.
1.Sở
hữu trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ hay còn được gọi là tài sản trí tuệ, là sản
phầm sáng tạo của bộ óc, trí não con người. Đó có thể tác phẩm nghệ thuật, văn
học, sáng tác âm nhạc, bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…
Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 quy định: “Quyền sở
hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền
tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền
đối với giống cây trồng.”
2. Vì
sao vấn đề sở hữu trí tuệ lại quan trọng?
Trong thời đại ngày nay, khi mà nền kinh tế tri thức đóng
vai trò là trọng tâm, sản phầm do lao động trí óc tạo ra ngày càng chiếm đại đa
số hơn so với sản phẩm do sức lao động cơ bắp của thời kì sản xuất nông nghiệp
trước kia. Sự ra đời của các sản phẩm do bộ não con người tạo ra đòi hỏi tính bản
quyền sở hữu. Đồng thời sở hữu trí tuệ cũng là một khía cạnh thúc đẩy cho hoạt
động sáng tạo trong mọi lĩnh vực đời sống.
3. Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
Một số
loại đối tượng của Quyền sở hữu trí tuệ
- Bản
quyền;
- Bằng
sáng chế;
- Thương
hiệu;
- Kiểu
dáng công nghiệp;
- Sơ
đồ bố trí mạch tích hợp;
- Chỉ
dẫn địa lý.
Ngoài bản
quyền, các quyền còn lại được gọi chung là quyền sở hữu công nghiệp.
4. Cách đăng kí quyền sở hữu trí tuệ
Bước
1: Xác định sản phẩm đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ thuộc đối tượng nào
trong quyền sở hữu trí tuệ
Trước tiên cần xác định đối tượng mà cá nhân, doanh
nghiệp muốn đăng kí sở hữu trí tuệ thuộc phân loai đối tượng nào theo quy định
của pháp luật, lấy làm căn cứ chính xác để nhận đầy đủ các quyền về sở hữu trí
tuệ.
Bước
2: Xác định cơ quan tiến hành thủ tục hành chính đăng ký sở hữu trí tuệ
Có 3 cơ quan tiến hành thủ tục hành chính trong việc
xác lập quyền đăng kí sở hữu trí tuệ tương ứng với 3 đối tượng bảo hộ của quyền
này. Vì thế cần xác định đối tượng của mình do cơ quan nào phụ trách. Cụ thể:
– Quyền sở hữu trí tuệ đối với sở hữu công nghiệp sẽ
được thực hiện thủ tục hành chính tại Cục Sở hữu trí tuệ;
– Quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền
liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền Tác Giả;
– Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng sẽ được
tiến hành xác lập quyền tại Cục Trồng Trọt;
Bước
3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký sẽ được tiến hành bởi chủ đơn đăng ký hoặc
người được chủ đơn ủy quyền. Chi tiết hồ sơ đăng ký như sau:
– Hồ sơ đăng
ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:
+ 02 bản tờ khai đăng ký của một
trong các đối tượng sau: sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa
lý, kiểu dáng công nghiệp ( theo mẫu của Cục SHTT);
+ 05 mẫu nhãn hiệu đình kèm với
kích thước 8cm x 8 cm (áp dụng đối với việc đăng ký nhãn hiệu);
+ 02 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
kèm theo bản chụp sản phẩm đăng ký – Áp dụng đối với đăng ký kiểu dáng công
nghiệp;
+ 02 bản mô tả sáng chế kèm theo
hình vẽ (nếu có), yêu cầu bảo hộ sáng chế (trường hợp đăng ký sáng chế)
+ 02 bản mô tả giải pháp hữu ích,
yêu cầu bảo hộ (trường hợp đăng ký giải pháp hữu ích)
+ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy
quyền;
+ Tài liệu khác liên quan (nếu có)
– Hồ sơ đăng
ký sở hữu trí tuệ áp dụng cho quyền tác giả và quyền liên quan tác giả
+ Đơn đăng ký bản quyền tác giả,
quyền liên quan tác giả theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;
+ Giấy cam đoan của tác giả sáng
tác ra tác phẩm;
+ Quyết định giao việc cho tác giả
hoặc hợp đồng, văn bản chứng minh việc đi thuê bên khác sáng tạo ra tác phẩm;
+ Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu
tác phẩm
+ Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy
quyền cho đơn vị thứ 3 thực hiện việc đăng ký quyền tác giả;
+ Chứng minh thư nhân dân của tác
giả, chủ sở hữu tác phẩm (bản sao chứng thực)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, quyết thành thành lập….vv( bản sao chứng thực và áp dụng trường hợp chủ
sở hữu tác phẩm là pháp nhân)
+ Văn bản đồng ý của các tác giả
trong trường hợp tác phẩm đăng ký có nhiều tác giả;
+ 02 bản tác phẩm đăng ký quyền
tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.
Lưu ý: Tác phẩm được nộp kèm
theo hồ sơ đăng ký sẽ được Cục bản quyền trả lại 1 bản sau khi đã cấp giấy chứng
nhận đăng ký, phụ thuộc vào từng loại hình tác phẩm đăng ký mà sẽ có tác phẩm nộp
khác nhau. Ví dụ: Khi đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc (bài hát), chủ sở hữu
sẽ nộp kèm theo 02 bản in tác phẩm (bài hát bao gồm phần lời và phần nhạc)
– Hồ sơ đăng
ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng
+ Tờ khai (đơn) đăng ký giống cây
trồng theo mẫu;
+ Ảnh chụp kèm tờ khai về kỹ thuật
theo mẫu quy định;
+ Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy
quyền cho việc đăng ký trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký;
+ Tài liệu khác như tài liệu chứng
mình quyền của người nộp đơn; quyền được chuyển giao; quyền được hưởng ngày ưu
tiên…vv
Bước 4: Nộp
hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan đăng ký
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký, chủ đơn
hoặc người được chủ đơn ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu
trí tuệ tại các cơ quan tiến hành thủ tục hành chính nêu trên phụ thuộc vào từng
đối tượng đăng ký.
Sau khi nộp xong hồ sơ đăng ký, hồ sơ sẽ chuyển qua các giai đoạn thẩm định
khác nhau và thời gian sẽ kéo dài phụ thuộc vào từng đối tượng đăng ký sở hữu
trí tuệ. Ví dụ: Nhãn hiệu sẽ khoảng từ 20- 28 tháng, Kiểu dáng công nghiệp sẽ
khoảng từ 14-17 tháng…vv.
Cuối cùng, sau khi hoàn thành xong quá trình thẩm định
đơn đăng ký, Cơ quan đăng ký sẽ ra quyết định cuối cùng về việc đồng ý hoặc
không đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đăng ký. Dựa
vào thông báo này, người nộp đơn sẽ tiến hành các công việc tiếp theo.
Trên đây là nhưng tư vấn của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp chúng tôi.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Thúy Nga
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!