1. Cơ sở pháp lý.
- Luật SHTT 2005
- Nghị định 100/2006/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, Luật SHTT về quyền tác giả và quyền liên quan
- Nghị định 85/2011/NĐ – CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ – CP
2.Tác giả của tác phẩm.
Những người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phảm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học là tác giả của tác phẩm. Tác giả bao gồm:
- Cá nhân người Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ.
- Cá nhân người nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam: có tác phẩm được công bố lần đầu tiên ở Việt Nam; có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam( Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP)
Ngoài ra, những người dưới đây cũng chưa được công nhận là tác giả như người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này hay sang ngôn ngữ khác được coi là tác giả tác phẩm dịch; người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình nghệ thuật khác được gọi là tác giả của tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể; người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thánh tác phẩm có tính sáng tạo được coi là tác giả bên soạn, chủ giải, tuyển chọn ( Điều 13 Luật SHTT 2005 sửa đổi 2009)
3. Quyền tác giả.
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản:
- Quyền nhân thân bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân đối với tác phẩm mà mình sáng tạo, gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, cho phép hoặc không chop phép người khác sửa đổi nội dung của tác phẩm
Chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả có các quyền nhân thân đối với tác phẩm gồm: công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm thuôc sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thảo luận khác; cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thỏa thuận khác ( theo Điều 19 Luật SHTT, Điều 22 Nghị định 100/2006/NĐ – CP)
- Quyền tài sản bao gồm:
Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền như được hưởng nhuận bút; được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như xuất bản, tái bản, trưng bài, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê; dược nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.
Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các quyền tài sản đối với các tác phẩm mà mình là tác giả gồm: được hưởng nhận bút, được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng; được nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả.
Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các hình thức xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, cho thuê (Điều 22 Luật SHTT 2005, Điều 23 Nghị định 100/2006/NĐ - CP.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail:luathongthai@gmail.com Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)