19006248
Căn cứ khoản 1 điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 "Trọng tài thương mại là phương
thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy
định của Luật này." Điều kiện để trọng tài thương mại giải quyết
tranh chấp:
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu
các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước
hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng
tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu
lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ
trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng
tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp
nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có
hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường
hợp các bên có thoả thuận khác.
Tại sao nên chọn giải quyết
tranh chấp thương mại bằng trọng tài?
Lịch sử hình thành chế định
trọng tài.
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân và vì dân ở nước ta luôn luôn là mục tiêu, định hướng phấn đấu của Đảng
và Nhà nước ta. Tuy nhiên, tuỳ thuộc điều kiện, hoàn cảnh và chủ trương của mỗi
thời kỳ, cùng với các thiết chế khác, pháp luật nói chung và pháp luật về trọng
tài nói riêng đã có những bước phát triển mới phục vụ cho mục tiêu này.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại thế
giới, nhất là việc tăng cường mậu dịch quốc tế, trọng tài đã trở thành
một phương tiện được áp dụng rộng rãi trên trường quốc tế để giải quyết các
tranh chấp thương mại quốc tế, dẫn tới việc hình thành những tổ chức trọng tài
quốc tế để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các hợp đồng thương mại quốc
tế. Cùng với đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của hệ thống các văn bản pháp
luật quốc tế và ở mỗi quốc gia nhằm điều chỉnh về việc giải quyết tranh chấp
thương mại bằng hình thức trọng tài.
Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài ngày càng được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt là trong các thập kỷ
gần đây. Các quốc gia sửa đổi luật pháp về trọng tài cho phù hợp với tình hình
thực tế; các điều ước quốc tế về trọng tài đang có thêm những thành viên mới;
trọng tài trở thành một môn học trong chương trình đào tạo ngành luật; các
doanh nghiệp ngày càng tin tưởng vào một phương thức giải quyết tranh chấp linh
hoạt, công bằng, với phán quyết được công nhận rộng rãi trên phạm vi thế
giới.
Ưu điểm của giải quyết tranh
chấp thương mại bằng trọng tài.
- Thủ
tục linh hoạt, chủ động về thời gian cho các bên: Khi đã vướng tới tránh chấp
thì các bên trong tránh chấp luôn luôn mong muốn thực hiện thủ tục một cách
nhanh gọn nhất, và các bên có thể chủ động về thời gian tốt nhất. sẽ không bên
nào mong muốn kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp giữa các bên. Việc kéo
dài thời gian giải quyết sẽ gậy ảnh hưởng rất lớn tới sự kinh doanh và phát
triển của họ.
- Đảm bảo bí mật kinh doanh: Đối với một cá
nhân hay tổ chức khi kinh doanh thì vấn đề bí mật kinh doanh là rất quan trọng.
Việc bị lộ bí mật kinh doanh sẽ gây thiệt hại đáng kể với mỗi cá nhân hay tổ
chức. Vì vậy việc lộ bí mật kinh doanh là điều tối kỵ nhất cho mỗi cá nhân hay
tổ chức.
- các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên giải
quyết: Với việc giải quyết tranh chấp bằng tòa án thì các bên có quyền lựa
chọn trọng tài viên để giải quyết yêu cầu của mình. Như vậy các bên có thể lựa
chọn được những trọng tài viên có nhiều kinh nghiệm để giải quyết vụ việc một
cách tốt nhất. Các bên lựa chọn được trọng tài viên có đủ uy tín và tin tưởng.
Ưu điểm
của giải quyết tranh chấp của trọng tài sẽ là nhược điểm của giải quyết bằng tòa
án.Với các
tranh chấp giải quyết bằng toàn án thường thủ tục tương đối rườm rà và phức
tạp. Thời gian giải quyết kéo dài do đó các chủ thể tranh chấp thường e ngại.
Vì vậy các chủ thể của tranh chấp luôn chọn phương thức giải quyết tranh chấp
là trọng tài. Thứ 2 việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thường sẽ không
đảm bảo bí mật kinh doanh, Như đã nói trên bí mật kinh doanh là điều quan trọng
đối với mỗi chủ thể kinh doanh. Trên
đây là những tư vấn từ Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp chúng
tôi.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Nguyễn Văn Triển
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: