Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Trong thời gian chờ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu khi bị xâm phạm nhãn hiệu hay không ?

(Số lần đọc 1651)
Trong quá trình hội nhập và phát triển, sở hữu trí tuệ là một tài sản đắc lực giúp cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên do việc nhận thức pháp lý về sở hữu trí tuệ còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp đã lơ là đến vấn đề đăng kí nhãn hiệu tạo cơ hội cho doanh nghiệp khác trục lợi.

I.Căn cứ pháp lý:

Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009

II.Nội dung tư vấn:

Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 như sau:

“1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;

b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;

c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;

d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

2. Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá. 

3. Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó.”

   Như vậy, trong thời gian chờ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chủ sở hữu phát hiện bị xâm phạm nhãn hiệu thì đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy chủ sở hữu có thể áp dụng các biện pháp sau đây để xử lý:

   Biện pháp tự bảo vệ:

   Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể quyền SHTT được tiến hành các biện pháp trong khuôn khổ pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ liên quan đến nhãn hiệu. Biện pháp tự bảo vệ được tiến hành trước hết ở hành vi tiến hành các thủ tục cần thiết để bảo hộ nhãn hiệu như xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu thông qua đơn xin cấp văn bằng bảo hộ. Biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự được ghi nhận tại Điều 225 BLDS về quyền bảo vệ tài sản và ghi nhận cụ thể tại Điều 9, Điều 198 Luật SHTT năm 2005.

Mặt khác, khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu xảy ra, chủ thể có quyền lựa chọn các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu của mình như: Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm xâm phạm, buộc người có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm hoặc khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu trọng tài giải quyết bảo vệ quyền lợi của mình.

   Bên cạnh đó, tại Khoản 2, Điều 198, Luật SHTT cũng quy định: “Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật liên quan.” Như vậy, không chỉ có chủ sở hữu nhãn hiệu mới có thể tiến hành các biện pháp tự bảo vệ mà ngay cả các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại hoặc phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, gây thiệt hại cho chủ sở hữu, người tiêu dùng và cho xã hội có thể yêu cầu cơ quan chức năng xử lý.

111111.jpg

    Biện pháp tự bảo vệ thể hiện cao nhất sự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật. Nó thể hiện sự chủ động trong việc tự bảo vệ mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào cũng như không phụ thuộc vào sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Biện pháp tự bảo vệ có tính kinh tế cao nhất do tiết kiệm được thoài gian, chi phí tốn kém cho việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, có những ưu thế nhất định nhưng các chủ thể vẫn hay ưu tiên chọn cách nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng, vừa đảm bảo công bằng, vừa đảm bảo tính cưỡng chế.

Biện pháp hành chính :

Điều 211. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính

“1. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:

a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

2. Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt các hành vi đó.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

   Khi một hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu bị xử phạt hành chính xảy ra, cơ quan nhà nước sẽ yêu cầu chủ thể bị vi phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và buộc áp dụng một trong các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

    Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, người xâm phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung như: tịch thu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu, đình chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm trong một thời gian nhất định. Thêm vào đó, người thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu nhãn hiệu còn phải chịu áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hâu quả gồm: buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu với điều kiện không làm ảnh hưởng đén khả năng khai thác của chủ thể quyền sở hữu nhãn hiệu; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm  phạm quyền sở hữu nhãn hiệu, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu sau khi đã loại bỏ các yếu tố xâm phạm trên hàng hóa.
     Để bảo đảm việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu bằng biện pháp hành chính đạt hiệu quả, Luật SHTT cho phép các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp cụ thể: hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm trong trường hợp nhằm bảo đảm thi hành quyết định hành chính (khoản 1 Điều 125 Luật SHTT). Các biện pháp cụ thể là tạm giữ người, tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm; khám phương tiện vận tải, khám nơi cất giấu hàng hóa,...
    Ưu điểm của biện pháp này là nhanh chóng, đơn giản và ít tốn kém. Tuy nhiên, biện pháp này còn một số nhược điểm cần đưa ra để xem xét như việc pháp luật quy định thẩm quyền xử lý vi phạm cho nhiều cơ quan dẫn tới tình trạng hoạt động chồng chéo, đôi khi không có cơ quan nào xử lý vi phạm.

SHTT.png

 Biện pháp dân sự

– Khi xảy ra tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu nhãn hiệu bị xâm phạm có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố giải quyết

– Tòa án có thẩm quyền xử lý vi phạm nhãn hiệu buộc bên xâm phạm thực hiện việc:

+ Chấm dứt hành vi xâm phạm

+ Xin lỗi, cải chính công khai

+ Thực hiện nghĩa vụ dân sự

+ Bồi thường thiệt hại

+ Tiêu hủy hoặc phân phố hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu (với điều kiện không làm ảnh đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ)

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!

Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail:luathongthai@gmail.com

Trụ sở chính:

LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)

                                                                                                     Phạm Hiện

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn  của chúng tôi:

Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335

- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335

- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335

- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335

Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335

- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335

Trân trọng cảm ơn!

 

 

TAGs:Xâm phạm nhẫn hiệu đang chờ cấp văn bằng bảo hộ

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Ai là người có quyền đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích?
Những người nào có quyền khởi kiện về quyền tác giả và quyền liên quan ?
Những người nào được coi là tác giả của tác phẩm?
Góp vốn bằng nhãn hiệu ?
Phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu?
Những quy định mới về nhãn hàng hóa
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như nào?
Điều kiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ?
Sử dụng chương trình phát sóng theo quy định pháp luật hiện hành phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
 
Tin nhiều người quan tâm
Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?
 
Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật về cư trú, trẻ sinh ra phải được nhập hộ khẩu cho trong thời hạn 60 ngày...
 
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Theo quy định của pháp luật, một doanh nghiệp có thể đăng ký tối đa bao nhiêu chi nhánh? Cùng Luật...
 
BỆNH NHÂN TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BÁC SĨ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHÔNG?
Bác sĩ là một nghề yêu cầu về bằng cấp, máy móc, yêu cầu kiểm định gắt gao vô cùng để có thể hành...
 
Hành vi giả mạo chữ ký bị xử phạt như nào?
Hành vi giả mạo chữ ký bị xử phạt như nào?
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software